Lamdongtv.vn - Lâm Đồng có nguồn tài nguyên và nguyên liệu phong phú cho phát triển làng nghề, nổi bật tài nguyên rừng, nông sản, khoáng sản...Vì vậy trong những năm qua, địa phương đã chú trọng các giải pháp hỗ trợ,phát triển các làng nghề, đồng thời xây dựng thương hiệu,
sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề.
Hiện nay, trên địa bàn Lâm Đồng 30 làng nghề. Cụ thể gồm 12 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 7 làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 6 làng nghề chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp; 5 làng nghề sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh. Tổng số 10 doanh nghiệp, 12 hợp tác xã và 3 tổ hợp tác hoạt động trong làng nghề. Tương ứng 4.700 hộ với hơn 18.500 lao động. Có 5 làng nghề đăng ký nhãn hiệu Hoa Đà Lạt và 1 làng nghề nấm đăng ký thương hiệu tập thể. Trong các năm 2017, 2018 và 2023,
Làng nghề truyền thống đan lát ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh
Lâm Đồng đã dành 1,8 tỷ đồng hỗ trợ các làng nghề mua sắm máy móc, in ấn bao bì, quảng bá thương hiệu để phát triển thị trường tiêu thụ. Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ lao động đào tạo nghề nông thôn tăng lên khoảng 15%, mỗi năm tăng thêm khoảng 4.000 lao động; phát triển mới 6 làng nghề, nâng tổng số làng nghề được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận lên 25 làng nghề; quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung, đáp ứng 80% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn. Để đạt và vượt các chỉ tiêu trên, Lâm Đồng chú trọng tổ chức lại sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ tiếp cận thị trường, nguồn vốn áp dụng công nghệ để tăng quy mô sản xuất. Đồng thời xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề.
Mai An