Theo Thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, mỗi năm có khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan tới các giao dịch mua bán trên các nền tảng trực tuyến như hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và mua bán không có hóa đơn chứng từ.
Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng đã tăng cường phối hợp, đưa ra nhiều giải pháp cấp thiết nhằm kịp thời đánh đúng đối tượng chủ mưu, cầm đầu về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xu thế mua hàng của người dân đang có sự thay đổi nhanh chóng trong 2-3 năm gần đây và cả những năm tiếp theo với bất cứ mặt hàng nào, kéo theo dịch vụ hậu cần, chuyển phát... phát triển mạnh. Thương mại điện tử cũng trở thành kênh tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng. Môi trường online nếu không kiểm soát sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng người tiêu dùng và bản thân nền tảng mọi người mua online sẽ bị mất uy tín.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục QLTT, trong 10 tháng đầu năm 2023, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra trên 62.000 vụ việc, xử lý gần 45.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 410 tỷ đồng. Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ phối hợp với các Bộ ban ngành để quản lý chặt chẽ hơn nữa thị trường thương mại điện tử.
gốc, Bộ Công Thương đã và đang triển khai hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode - với địa chỉ tên miền là truyxuat.gov.vn. Chống hàng giả, hàng vi phạm trên không gian mạng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, do vậy, lực lượng QLTT rất cần sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, công tác đấu tranh chống hàng giả phải bắt đầu từ sự chủ động của doanh nghiệp, bởi chính chính doanh nghiệp là người hiểu rõ sản phẩm của mình nhất.
PHÒNG THỜI SỰ