Tin tức

Quảng Nam: Nam Trà My phát triển OCOP từ sâm Ngọc Linh

Thứ ba, 19/12/2023 - 06:10

Năm 2023 này, huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, thì cả 4 sản phẩm đều có nguyên liệu sản xuất là sâm Ngọc Linh; điều này cho thấy việc chế biến sâu các sản phẩm từ sâm

Ngọc Linh đã mang lại giá trị thương hiệu, giá trị kinh tế và giá trị sản xuất cho người dân ở vùng cao Nam Trà My. Huyện vùng cao này cũng đã đang định hướng cho các doanh nghiệp liên kết chuỗi với bà con địa phương để mở rộng diện tích vùng trồng và cho ra đời nhiều sản phẩm chuyên sâu hơn về cây sâm Ngọc Linh.
 

Năm 2023, sản phẩm trà lúi lọc Sâm Ngọc Linh của hộ kinh doanh Hải Thủy ở xã Trà Mai đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây không chỉ là tin vui với chị Thủy, mà là niềm tự hào lớn với người dân Nam Trà My. Bởi, lâu nay, những sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh chỉ mới được trị trường biết đến ở dạng thô và tươi như: củ, lá, hoa, hạt sâm…còn những sản phẩm chuyên sâu được chế biến từ sâm Ngọc Linh rất hiếm. Do đó, khi sản phẩm trà lúi lọc Sâm Ngọc Linh được UBND tỉnh đánh giá, công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, đã mở ra cơ hội lớn cho chủ hộ kinh doanh Hải Thủy và người trồng sâm Ngọc Linh ở Nam Trà My.

Thời gian qua, cùng với việc tuyên truyền vận động người dân mở rộng diện tích vùng trồng sâm Ngọc Linh. Huyện Nam Trà My còn chú trọng đến việc giao thương hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sâm Ngọc Linh. Trong đó, ngoài phiên chợ hàng tháng, lễ hội sâm hàng năm, thì huyện vùng cao này còn có chủ trương hỗ trợ, kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh. Và từ sự quan tâm hỗ trợ của huyện, đến thời điểm hiện nay, trong tổng số 25 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh ở Nam Trà My thì có phần lớn sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu là sâm Ngọc Linh.

Hiện nay, tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu hình thành nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh sâm Ngọc Linh và các sản phẩm chế biến sâu từ loại dược liệu quý hiếm này. Trong đó, việc khuyến khích hình thành các sản phẩm OCOP từ sâm Ngọc Linh đang được xem là hướng đi bền vững ở huyện vùng cao này. Bởi, thông qua chương trình OCOP tiếp tục khẳng định được thương hiệu uy tín của cây sâm Ngọc Linh-sâm Việt Nam. Và đây cũng là cơ hội, động lực để người dân trồng sâm có thể mở rộng diện tích vùng trồng theo quy hoạch mà tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt../
 
PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT