Từ ngày 1/10/2023, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đã) chính thức được áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp và đến tháng 1-2026, EU cơ bản sẽ đánh thuế cơ chế này. Quy định này buộc các nhà xuất khẩu dệt may, da giày vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa.
Nếu lượng phát thải vượt quá tiêu chuẩn của EU, doanh nghiệp sẽ phải mua chứng chỉ phát thải theo mức giá EU quy định. Nếu không thỏa mãn tiêu chí , các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể xuất khẩu vào châu Âu.
Ngoài việc tuân thủ các quy định “xanh” của EU từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới sản phẩm hoàn chỉnh, thì các doanh nghiệp xuất khẩu còn đang đứng trước thách thức của các quy định mới về phát thải khí Carbon. Dù khó, nhưng đó là thay đổi bắt buộc.
Dệt may và da giày là hai ngành xuất khẩu vào EU với tỷ trọng lớn. Hai ngành này cũng được đánh giá phát thải một lượng lớn quá trình sản xuất cũng gây một lượng rất lớn trong quá trình sản xuất. Sử dụng năng lượng xanh, áp dụng hệ thống chuyển đổi số là những giải pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm phát thải.
Theo Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững tại Việt Nam, Chương trình Khu công nghiệp dệt may bền vững là một cách tiếp cận hợp tác để đẩy mạnh sản xuất bền vững thông qua mạng lưới khu công nghiệp. Từ đó, Chương trình tiếp cận nhiều nhà máy và các cơ sở chung với những đánh giá, can thiệp giúp giảm tác động môi trường và cải thiện điều kiện làm việc.
Các chuyên gia trong ngành nhận định, sau năm 2030 cơ chế điều chỉnh biên giới carbon khả năng cao sẽ áp dụng cho ngành da giày đối với các mặt hàng xuất khẩu vào EU. Bởi vậy, sẽ không còn quá sớm nếu doanh nghiệp bắt tay vào chuẩn bị ./.
Phòng Thời sự