Tin tức

Ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp hữu cơ

Thứ sáu, 12/04/2024 - 06:42

Lamdongtv.vn - Triển khai mô hình tưới tiêu, bón phân tự động dựa trên hệ thống điều khiển IoT, kết hợp với thuật toán AI để tính toán, điều chỉnh lượng nước, phân bón cần thiết cho từng đối tượng cây trồng;Xây dựng hệ thống camera giám sát và phân tích ảnh thông minh dựa trên AI để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật trên cây trồng;

 


Tại Tp Đà Lạt, Trung tâm khuyến nông Quốc gia tổ chức Hội thảo Khuyến nông đô thị năm 2024 với chủ đề “Ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ”.

 

Đại diện ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp, các HTX, nông hộ của 28 tỉnh tham gia mạnh mẽ chuyển đổi số trong cả nước cùng tham dự.
 
 
Hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh trên toàn cầu đã và đang đặt ra nhu cầu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tại các vùng đô thị để đảm bảo an ninh lương thực và cung ứng đủ nguồn thực phẩm cho cư dân đô thị.
 

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế CĐS đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng các công nghệ số, AI được coi là giải pháp khả thi để giúp nông nghiệp Việt Nam tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, thống kê cho thấy: tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ số ở Việt Nam mới chỉ đạt 3,8%. Chính vì vậy, việc ứng dụng CĐS và AI trở thành yêu cầu cấp bách.

Trong lúc đó, quá trình ứng dụng CĐS và AI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa phổ biến. Việc ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) để tự động hóa các hệ thống tưới tiêu, giám sát và điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm trong các mô hình sản xuất cũng chưa được áp dụng rộng rãi; các hộ nông dân đô thị sử dụng công nghệ số trong sản xuất vẫn còn rất thấp, chỉ khoảng 12,8%.
 
 
Tại Lâm Đồng, tỉnh dẫn đầu cả nước về NNCNC với hơn 65 ngàn ha, chiếm gần 22% diện tích đất canh tác, giá trị sản xuất bình quân đạt hơn 234 triệu đồng/ha/năm.

Tỉnh đã hình thành, công nhận 8 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 18 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; 90 hợp tác xã, trang trại ứng dụng công nghệ IoT, canh tác hữu cơ; 182 chuỗi liên kết với sự tham gia của 201 doanh nghiệp, hợp tác xã với gần 17.000 nông hộ...

Trong đó canh tác rau, hoa trên giá thể trên 718 ha, công nghệ màng PE 3-5 lớp có tác dụng chống tia UV, khuếch tán ánh sáng, chống bám bụi được ứng dụng trên 700 ha nhà kính. Mức độ ứng dụng công nghệ cao có tính đa dạng với gần 47 ngàn ha tưới tiên tiến tiết kiệm nước; hơn 160 ha nhà kính nhập khẩu tích hợp các công nghệ thông minh.

Đặc biệt, với 56 cơ sở nuôi cấy mô thực vật , hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 72,3 triệu cây giống.
Nhiều trang trại đã cho doanh thu từ 5 - 8 tỷ đồng/ ha/ năm; hoa cao cấp 24 tỷ đồng/ ha/năm. Hiện nay đã sử dụng hệ thống theo dõi cảnh báo sương muối, thời tiết bất và giám sát côn trùng thông minh cho vùng sản xuất lúa.
Ứng dụng phần mềm PPDMS trong công tác điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh định kỳ. Ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS).
 Trang trại bò sữa Vinamilk, hiện chăn nuôi khoảng 1.000 con bò sữa, đạt chứng nhận hữu cơ theo chuẩn Châu Âu; các khâu chăm sóc đều được cơ giới hóa và mọi hoạt động, chế độ ăn uống của bò đều được theo dõi và cập nhập vào hệ thống thường xuyên.

Hội thảo đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh CĐS trong nông nghiệp như: Xây dựng nhà kính sản xuất rau củ, trái cây áp dụng công nghệ IoT để tự động điều khiển các yếu tố đầu vào;Triển khai mô hình tưới tiêu, bón phân tự động dựa trên hệ thống điều khiển IoT, kết hợp với thuật toán AI để tính toán, điều chỉnh lượng nước, phân bón cần thiết cho từng đối tượng cây trồng;Xây dựng hệ thống camera giám sát và phân tích ảnh thông minh dựa trên AI để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật trên cây trồng; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp dựa trên công nghệ tiên tiến như blockchain giúp lưu trữ và liên kết các thông tin, dữ liệu trong toàn bộ chuỗi cung ứng nông sản.

Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Phát động phong trào Tết Nhân ái - Xuân Ất Tỵ năm 2025

​Lamdongtv.vn - Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với trường đại học Đà Lạt tổ chức Lễ phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025 đến cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ, các cơ quan, đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm cùng chung tay đem đến cái tết ấm áp yêu thương cho những đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh .

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT