Tin tức

​Áp lực lạm phát gia tăng

Thứ bảy, 01/06/2024 - 07:55

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm đã tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, gần bằng cận dưới của mục tiêu lạm phát cả năm . Chuyên gia cho rằng, mặc dù chịu nhiều áp lực từ biến động trên thị trường quốc tế và trong nước, lạm phát đã được kiểm soát. Tuy nhiên, áp lực lạm phát vẫn là một trong những vấn đề đáng lưu ý trong những tháng còn lại của năm 2024 này.


 
 

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng khi phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Đó là:những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Việt Nam như:  Bất ổn địa chính trị, Giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao. 

-Tỷ giá VND/USD -Giá xăng dầu biến động . Bên trong do việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế và thực hiện chính sách cải cách tiền lương sẽ tạo áp lực không nhỏ cho lạm phát.    
 
  
‎ Lo ngại về đà tăng của lạm phát , song, một số tổ chức nghiên cứu vẫn kỳ vọng vào các yếu tố hỗ trợ, đặc biệt là công tác điều hành giá của các cơ quan chức năng sẽ giúp Việt Nam có thể kiểm soát được.


Để kiểm soát lạm phát trong ngưỡng mục tiêu đã đặt ra, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ cần kiểm soát tốt giá hàng hóa trước tác động của lạm phát tâm lý; đồng thời, cần thực thi linh hoạt, hài hoà chính sách tiền tệ để kiểm soát tỷ giá và lãi suất bảo đảm kiềm chế đà tăng của tỷ giá, tránh tác động bất lợi tới lạm phát và các yếu tố vĩ mô khác.
 
Cùng với đó, Chính phủ cần cân nhắc đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ tài khóa như giảm thuế, phí để giảm gánh nặng chi phí cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục, các bộ ngành, địa phương sẽ đánh giá tác động ở từng thời điểm để quyết định. Với kinh nghiệm điều hành lạm phát của Chính phủ trong nhiều năm qua Việt Nam vẫn sẽ giữ được mục tiêu lạm phát 4%- 4,5% như mục tiêu đề ra./

PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

TT OK Quảng cáo trang nội dung, cột giữa