Tin tức

Đề xuất lùi thời gian thông qua Luật BHXH

Thứ sáu, 31/05/2024 - 06:56

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề lớn và phức tạp, được nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ sự quan tâm và tranh luận khá sôi nổi khi thảo luận về Dự thảo Luật BHXH sửa đổi. Nhiều ý kiến cho rằng các phương án rút bảo hiểm xã hội một lần đưa ra đều chưa thực sự tối ưu, phải đánh giá kỹ tác động đến từng đối tượng thụ hưởng.

Do đó cần lùi thời gian thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sang kỳ họp sau.
 
 

Còn lo trước mắt, khó nghĩ đến lâu dài – đó là tâm lý chung của những lao động  khi đến thực hiện thủ tục rút BHXH một lần.,điều đáng nói là phần lớn họ đều xem đóng BHXH như một khoản tiết kiệm để rút ra khi cần.
 
Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, người hưởng BHXH một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ trên 20 tuổi đến đủ 40 tuổi, chiếm khoảng 77,5% trong tổng số người hưởng BHXH một lần. Thậm chí, khi nghe thông tin Luật BHXH sửa đổi sẽ siết chặt quy định rút BHXH một lần, nhiều lao động đã vội vã làm thủ tục để nhận tiền bảo hiểm.
 
Theo nhiều Đại biểu Quốc hội, rút BHXH một lần là nhu cầu của người lao động, không kể thời điểm nào. Do đó, Luật cần đánh giá kỹ, toàn diện, đặc biệt lấy ý kiến người lao động, nhất là trong bối cảnh lao động bị cắt giảm việc làm, khó khăn như hiện nay. Ngược lại, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm giữ chân người lao động ở lại hệ thống an sinh và giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
 
 
Dù Luật chưa chốt phương án song ngay tại thời điểm hiện tại, đã có hiện tượng lao động ồ ạt rút BHXH một lần nhằm "lách" luật. Nhiều ý kiến cho rằng dù lựa chọn phương án nào, thông qua Luật vào thời điểm nào cũng cần quan tâm đến các đề án hỗ trợ để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được vay vốn tín dụng theo các cơ chế, chính sách đặc thù khi gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc sửa đổi luật cần đi đôi với công tác truyền thông để tránh sự dao động và hoang mang ở một bộ phận người lao động.
PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT