Tuy có nhiều lợi thế giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, song các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề tạo dựng và bảo vệ thương hiệu.
Đây đang là vấn đề được đặt ra với các bộ, ngành và mỗi doanh nghiệp trong việc liên kết tạo ra bộ nhận diện thương hiệu chung cho các sản phẩm Make in Việt Nam, để tránh bị lợi dụng hoặc bị đánh cắp.
Doanh nghiệp này kinh doanh dược phẩm trên nền tảng TMĐT xuyên biên giới. Họ đã
có được một lộ trình phát triển thương hiệu sản phẩm một cách bài bản từ
khâu xây dựng cho đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đến nay sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trên sàn TMĐT lớn như Amazon.
Đó là câu chuyện thành công của doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản. Còn thực tế, việc tiếp cận các nền tảng TMĐT lớn trên thế giới vẫn còn khó khăn với nhiều doanh nghiệp. Ngoài yêu cầu về nguồn nhân lực, thông tin thị trường, thì các các kỹ năng, kiến thức về xây dựng thương hiệu
với nhiều doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Không chỉ là bộ nhận diện thương hiệu, xuất khẩu trực tuyến, doanh nghiệp còn phải đối mặt với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ. Thực tế, nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng, hoặc khi tiến ra thị trường nước ngoài thì đã bị các đối thủ cạnh tranh đăng kí mất.
Việc bảo vệ nhãn hiệu trong không gian mạng, đặc biệt khi xuất khẩu trực tuyến, vẫn
luôn là một thách thức lớn. B
ởi như các chuyên gia đã nhận định, việc bảo vệ thương hiệu không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là một yếu tố then chốt để duy trì sự cạnh tranh và đảm bảo sự tin cậy đối với người tiêu dùng toàn cầu.
/
PHÒNG THỜI SỰ