Lamdongtv.vn - Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá tình hình kinh tế, xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển tháng 6 và kế hoạch cho năm 2024. Ông Võ Ngọc Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì Hội nghị.
Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các địa phương các điểm cầu trong tỉnh.
Theo báo cáo, trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm các lĩnh vực: Sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng được bảm đảm. Vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm cả 3 tiêu chí. Giá trị sản xuất các lĩnh vực trong tháng tăng 4,5%, trong đó xuất khẩu tăng 2,4%, tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ tăng 11,6%, khách du lịch đến Lâm Đồng 5 tháng đạt hơn 4 triệu lượt, tăng 8,3%, trong đó tỉnh cũng thực hiện đồng bộ các hoạt động Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024.
Về tổng thu ngân sách nhà nước, đến ngày 27.5 đạt hơn 5 nghìn 900 tỷ đồng, bằng 45,2% dự toán Trung ương, bằng 41,8% dự toán địa phương và bằng 101,6% so với cùng kỳ 2023, trong đó thu từ thuế, phí, lệ phí bằng 88,5% so với cùng kỳ. Đối với đầu tư công, ước đến ngày 31.5 toàn tỉnh giải ngân được 934 tỷ đồng, đạt tỷ lệ giải ngân hơn 11%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia được quan tâm, thực hiện. Quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Bên cạnh kết quả đạt được, trong 5 tháng qua tỉnh Lâm Đồng vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn, cụ thể trên địa bàn không thu hút được dự án đầu tư nào; doanh nghiệp thành lập mới giảm 5,3%, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng hơn 33%, số doanh nghiệp giải thể tăng 26,8%.
Đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt rất thấp, nhiều dự án có vốn lớn không thể giải ngân; công tác quản lý trật tự xây dựng còn lỏng lẻo, quy hoạch chậm, chưa có giải pháp tháo gỡ vướng mắc việc chồng lấn các quy hoạch…
Công tác cải cách hành chính nhiều hạn chế, việc giải quyết thủ tục hồ sơ trễ hạn ở một số ngành tồn đọng, kéo dài; chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giảm so với cùng kỳ. An toàn giao thông 5 tháng qua dù có giảm cả 3 tiêu chí nhưng tai nạn giao thông vẫn gây nhiều mất mát về người và tài sản của nhân dân…
Tại hội nghị, lãnh đạo các ngành đã phát biểu ý kiến, đánh giá, phân tích các điểm nghẽn và hạn chế của nền kinh tế địa phương trong 5 tháng qua, trong đó tập trung vào lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công; một số địa phương đạt tỷ lệ thấp đã ý kiến làm rõ và nhận trách nhiệm trong công tác điều hành của Ủy ban Nhân dân huyện, vai trò chủ đầu tư dự án và cả năng lực của đơn vị thi công; nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch mỏ khai thác khoáng sản, việc cấp phép mỏ khai thác đất phục vụ dự án rất khó triển khai.
Đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng yêu cầu các ngành liên quan, địa phương cần làm rõ có hay không việc dấu số vụ vi phạm lâm nghiệp trên đia bàn thời gian qua; đồng thời chính quyền huyện Bảo Lâm cũng báo cáo tiến độ, giải pháp xử lý vụ ken chết 52 cây thông tại tiểu khu 614 xã Lộc Ngãi.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Hiệp, đánh giá sự phát triển toàn diện của nền kinh tế địa phương, đặc biệt trong tháng 5 một số lĩnh vực tăng trưởng khá hơn với tháng trước, tuy nhiên xét về tổng thể cả 5 tháng đầu năm nhiều chỉ tiêu giảm so với cùng kỳ 2023, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế chung và các lĩnh vực trọng tâm có tính chất quyết định thúc đẩy tăng trưởng:
Chỉ đạo về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh đề nghị, các ngành, địa phương phải nhìn nhận rõ khó khăn; ngành nào, địa phương nào còn hạn chế phải chịu trách nhiệm và có giải pháp thực hiện. Đặc biệt, trong giải ngân vốn đầu tư công phải xem xét lại quy trình, chủ trương, lập dự toán chuẩn bị đầu tư từ đầu, trong đó phải coi trọng công tác về mặt bằng, không thể cho triển khai khi mặt bằng bị vướng, tuyệt đối không được bổ sung đầu tư khi không triển khai công trình đã được bố trí vốn. Đối với UBND thành phố, huyện và chủ đầu tư phải nghiêm túc triển khai và phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu không thực hiện đúng kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công:
Đối với thu ngân sách, ông Võ Ngọc Hiệp yêu cầu ngành thuế và các địa phương phải tập trung tăng thu, tháo gỡ vướng mắc các nguồn thu gặp khó khăn trong 5 tháng vừa qua; nhất là không để thất thu thuế; tăng cường quản lý trật tự xây dựng, khai thác khoáng sản; đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch, quản lý bảo vệ rừng, đồng thời đẩy nhanh xử lý dứt điểm các vụ phá rừng phức tạp tại địa bàn Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Khó khăn, hạn chế tỉnh Lâm Đồng đáng phải đối mặt của nền kinh tế thời gian qua là quá rõ, cho nên các ngành, địa phương phải tăng cường chấn chỉnh lề lối làm việc, phải đánh giá, kiểm tra và xử lý những cán bộ làm việc thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né trách và yếu về năng lực.
Ông Võ Ngọc Hiệp đề nghị ngành giáo dục cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp, bảm đảm an toàn cho học sinh kỳ nghỉ hè; đồng thời tăng cường phòng chống đuối nước gắn với kiểm tra, xử lý ao hồ, đập cảnh báo an tòa. Song song đó các ngành, địa phương tiếp tục các giải pháp giữ vững quốc phòng, an ninh; tăng cường tuần tra, xử lý, bảm đảm an toàn giao thông; phòng cháy chữa cháy nhất là nhà trọ, chung cư và kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm; quan tâm xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo….
Mạnh Thành