Nhằm ngăn chặn sự suy thoái của cây luồng do người dân chặt phá, khai thác không đúng quy trình kỹ thuật những năm trước đây, giai đoạn 2016-2024, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đề án thâm canh, phục tráng rừng luồng, trên địa bàn 7 huyện miền núi, tới nay toàn tỉnh đã trồng thâm canh, phục tráng được 44.220 ha rừng, qua đó giúp người dân tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.
Từ năm 2011 đến nay, huyện miền núi Lang Chánh được nhà nước hỗ trợ phân bón rừng luồng, huyện đã trồng phục tráng được 3.500 ha rừng luồng. Nhờ trồng cây luồng,
nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo.
Như gia đìnhông Lê Tất Đắc, . Từ năm 2016, nhờ được cán bộ kiểm lâm hướng dẫn cách trồng, phục tráng rừng luồng mới và hỗ trợ phân bón, gia đình
ông đã phát triển được 2 ha rừng luồng, mỗi năm thu nhập đạt 90 triệu đồng.
Tại huyện miền núi Bá Thước, từ năm 2016 đến nay, huyện đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh xuống hỗ trợ các hộ kinh phí mua phân bón cho năm thứ nhất và năm thứ 2 thực hiện thâm canh phục tráng rừng luồng (2 triệu đồng/ha/năm) và hỗ trợ 230 triệu đồng/1 km đường lâm nghiệp nâng cấp hoặc làm mới.
Tới nay, huyện có 3.600 ha diện tích luồng thực hiện phục tráng, làm mới 14 km đường ô tô lâm nghiệp, tạo điều kiện cho bà con thâm canh, khai thác, vận chuyển các sản phẩm lâm sản đi tiêu thụ.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 78.000 ha rừng luồng, mỗi năm cung cấp 60 triệu cây (1,6 triệu tấn nguyên liệu) và 80.000 tấn nguyên liệu khác phục vụ chế biến, xuất khẩu. Giá trị sản xuất hàng năm đạt 553 tỷ đồng. Vùng trồng luồng thâm canh tập trung chủ yếu tại các huyện Quan Hóa, Lang Chánh, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước…giải quyết việc làm cho 102.000 lao động.
PHÒNG THỜI SỰ