Tin tức

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ ba

Thứ hai, 24/06/2024 - 06:56

Lamdongtv.vn -Tại Tp Đà Lạt, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối, chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ ba, với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh Tây Nguyên.

Về phía tỉnh Lâm Đồng có ông Nguyễn Thái Học, Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh; các sở, ngành và địa phương.
 



Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum và Gia Lai.

Mục tiêu Quy hoạch tập trung vào 4 nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó ưu tiên Tây Nguyên phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ, thân thiện môi trường gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng; thứ hai phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn với công nghệ cao; thứa ba ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến; thứ 4 phát triển thương mại hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…

 


Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, việc công bố quy hoạch vùng Tây Nguyên không chỉ xác định địa giới, định hướng phát triển và tầm nhìn chiến lược để phát triển vùng mà còn đặt ra cho Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên những nhiệm vụ cụ thể. Đó là Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên cần tập trung triển khai quy hoạch công khai, minh bạch theo đúng các quy định của pháp luật; kết hợp với tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhằm tuyên truyền, quảng bá, thu hút rộng rãi các thành phần  kinh tế  trong và ngoài nước tham gia thực hiện quy hoạch.

Về kết quả hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, thời gian qua đã tập trung triển khai có hiệu quả nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các chỉ tiêu quan trọng tăng trưởng khá so với các năm trước. Quy mô kinh tế đạt hơn 416 nghìn tỷ đồng, tắng 3,82% so với cả nước; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 67 triệu đồng/năm, tăng 15,7%. Cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục chuyển dịch tích cực.

Thu ngân sách nhà nước vượt 3,5%. Tổng vốn FDI đăng ký tăng 11,9%. Số doanh nghiệp đăng thành lập mới tăng 7,5%. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc hoàn thiện thể chế, chính sách đầu tư, nhất là đầu tư các công trình trọng tâm, trọng điểm như, dự án giao thông, đô thị, kinh tế vùng cho các địa phương mang lại hiệu quả, tạo đột phá, tháo gỡ vướng mắc và điều kiện cho vùng Tây Nguyên phát triển.

Về thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, đến nay các quy hoạch vùng Tây Nguyên, cụ thể lĩnh vực giao thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, làm cơ sở đồng tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên.
 Các mục tiêu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông cơ bản hoàn thành. Sân bay Liên Khương trở thành Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương đầu tiên vùng Tây Nguyên. Các lĩnh vực khoa học, công nghệ, định hướng phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh trong vùng đảm bảo.

Cũng theo Bộ KHĐT, có thể khẳng định, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 23, nhận thức của các cấp, các ngành nhất là địa phương trong vùng được nâng cao; nhiều điểm nghẽn đối phát triển được khơi thông.

Tham luận của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn, phát huy kinh nghiệm trong triển khai; nhiều kiến nghị, đề xuất với Chính phủ về cơ chế, tháo gỡ điểm nghẽn trong triển khai. Trong đó tập trung vào các nhóm, lĩnh vực, nhất là phát triển hạ tầng giao thông, đầu tư các công trình trọng điểm, khơi thông các nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, nhất là những tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, nông nghiệp chất lượng cao…

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Ngọc Hiệp, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo tình hình triển khai của Lâm Đồng thời gian qua.

Đến nay, các chỉ tiêu phát triển KTXH địa phương cơ bản đảm bảo. Trong đó một số chỉ tiêu trở thành điểm sáng vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, Lâm Đồng cũng gặp nhiều khó khăn cần có giải pháp thực hiện. Với tinh thần, bám sát chỉ đạo, phương châm của Chính phủ, các bộ, ngành đề ra, địa phương sẽ khơi thông mọi nguồn lực, tháo gỡ điểm nghẽn để có định hướng phát triển thời gian tới.



Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, nhấn mạnh:


Đến nay các lĩnh vực KTXH, hệ thống chính trị vùng Tây Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thời gian tới Tây Nguyên tiếp tục quan tâm gìn giữ bản sắc vănhóa dân tộc, giữ vững tình đoàn kết thiêng liêng của tổ quốc. Đồng thời giữ lá phổi và nguồn nước ngọt quý của cả nước. Phó Thủ tướng, cho rằng: Tây Nguyên đã có sự quan tâm của Trung ương và hệ thống chính trị và toàn xã hội, từ đó phải thể hiện tốt tư duy, đổi mới trong thực hiện. Điều quan trọng nhất là xác định khung pháp lý, có tính chất định hướng các tỉnh Tây Nguyên cùng phát triển một cách bền vững theo hướng có sự liên kết phối hợp chặt chẽ bàn bạc khoa học trên tinh thần hợp tác.

Theo kinh nghiệm, có ba điểm mấu chốt Tây Nguyên phải xác định:
Thứ nhất là giao thông kết nối; thứ hai là phát triển du lịch theo chuỗi, bởi vì cùng là các tỉnh Tây Nguyên nên văn hóa nó cơ bản giống nhau. Vì vậy mỗi một khu du lịch cần có một nét độc đáo riêng không trùng lắp. Thứ ba là chia sẻ thu hút đầu tư.

 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Có một điều quan trọng nữa là nguồn nhân lực, vì dù có vốn đầu tư nhiều nhưng không có người làm, không có người dám làm thì cũng chưa được . Cho nên đối với quy hoạch Chính phủ muốn các lãnh đạo các tỉnh tiếp tục rà soát, phát hiện nhanh những vấn đề cần điều chỉnh đề xuất gấp và giải quyết trong thời gian tới./.
 
Mạnh Thành

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

TT OK Quảng cáo trang nội dung, cột giữa