Tin tức

ĐBQH Tỉnh Lâm Đồng góp ý Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Thứ ba, 25/06/2024 - 06:53

Lamdongtv.vn- Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). ĐBQH Tỉnh Lâm Đồng cũng đã góp ý vào nội dung dự thảo luật này.



Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), các đại biểu cho rằng đây là đạoluật rất quan trọng, liên quan tới công tác phòng, chống mua bán người, tiếp nhận, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua, bán người, hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người. Dự án luật đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội. Đại biểu dẫn báo cáo của Bộ Công an cho thấy, trong 5 năm từ năm 2018 đến năm 2022 cả nước đã phát hiện 394 vụ với 837 đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người.

Nếu như trong giai đoạn trước đây từ 2012- 2020 mua bán người chủ yếu là mua bán người ra nước ngoài chiếm trên 80% số vụ, thì thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều vụ mua bán người ở trong nước riêng năm 2022 số vụ mua bán trong nước chiếm đến 45% tổng số vụ.
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng góp ý vào dự thảo luật
 
Việc sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người (2011) đã góp phần thực hiện tốt hơn trách nhiệm thành viên của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế, theo đó Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ, thực hiện các điều ước quốc tế về vấn đề này một cách tận tâm, thiện chí. Dự thảo Luật này đã xây dựng hệ thống các điều, khoản quy định về quyền của nạn nhân, về tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân, người thân thích của họ,… cho thấy tính ưu việt so với Luật Phòng, chống mua bán người (2011) trong bảo vệ quyền con người.
 
Về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống mua bán người được quy định tại Điều 3,phù hợp với quy định tại Điều 34. Bên cạnh đó, đại biểu cũng góp ý kiến dự thảo Luật cần thể hiện rõ nguyên tắc này trong các quy định về nguyên tắc phòng, chống mua bán người; tôn trọng quyền lợi, lợi ích hợp pháp, không kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân; quy định nội dung thông tin, tuyên truyền giáo dục phòng chống mua bán người…

 
Hữu Phúc

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

TT OK Quảng cáo trang nội dung, cột giữa