Sau 6 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hay còn gọi là chương trình OCOP, cả nước đã có trên 13.000 sản phẩm OCOP. Nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao giá trị của các sản phẩm này thì rất cần nguồn vốn ưu đãi
Thời gian qua, Chương trình OCOP đã góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, hiện các sản phẩm vẫn còn phát triển manh mún, quy mô hạn chế.
Dòng vốn ngân hàng đã trở thành chất xúc tác quan trọng, góp phần thay đổi tư duy trong sản xuất của người dân, hợp tác xã, từng bước chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.
Nhiều ý kiến tại hội thảo nhìn nhận việc tiếp cận nguồn vay ưu đãi lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện quan trọng cho các Hợp tác xã mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, điểm khó của các hợp tác xã là thiếu tài sản đảm bảo và khả năng thực hiện các báo cáo tài chính còn hạn chế. Vì thế, để tiếp tục phát triển và nâng cao giá trị của các sản phẩm occop cần có các giải pháp tiếp cận vốn phù hợp hơn.
PHÒNG THỜI SỰ