Tin tức

Luật mới trao thêm quyền xử lý nợ xấu

Thứ bảy, 20/07/2024 - 07:39

Sau khi Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu hết hiệu lực, thì hàng loạt cơ sở pháp lý như: Luật Tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh Bất động sản, Luật đất đai, Luật nhà ở mới ban hành có nhiều quy định, tạo hành lang pháp lý trao quyền cho mua bán xử lý nợ xấu,

 
khi mà khoảng 70% tài sản  đảm bảo cho những khoản vay ở ngân hàng là bất động sản .


 
 
Ví dụ trước đây, chủ đầu tư mang cả tòa nhà thế chấp tại ngân hàng, sau đó bán từng căn hộ cho khách hàng; Khách hàng lại thế chấp căn hộ tại ngân hàng khác để vay vốn. Nếu chủ đầu tư hoặc khách hàng trở thành nợ xấu, sẽ có sự tranh chấp của 2 ngân hàng về xử lý tài sản đảm bảo. Thì nay, Luật Kinh doanh BĐS quy định, chủ đầu tư phải giải chấp căn hộ trước khi bán cho khách hàng.
 
Việc xử lý nợ xấu được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh hơn khi Luật kinh doanh BĐS, Luật Đất đai, Luật Nhà ở có nhiều quy định mới. Chẳng hạn, như không đòi hỏi dự án phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như trước đây, chỉ yêu cầu có quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền là đã có thể chuyển nhượng.
 
.
Hơn 90% các khoản nợ xấu hiện nay đều có tài sản bảo đảm, trong đó, nhiều dự án bất động sản dở dang. Theo Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam, quy định mới sẽ giúp các công ty mua bán nợ xấu thuận lợi hơn, khi không phải đáp ứng nhiều yêu cầu như doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nhất là các điều kiện về vốn.

Luật Tổ chức tín dụng mới cũng cho phép mua nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quy định này sẽ giúp xử lý những khoản nợ xấu đang vay tại nhiều ngân hàng, cả ngân hàng trong nước và nước ngoài. Trước nay chưa được xử lý. Theo ước tính, 6 tháng đầu năm VAMC đã phối hợp với các Tổ chức tín dụng xử lý được gần 8.200 tỷ đồng nợ xấu, đạt 70% kế hoạch năm./.

PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT