Thống kê trong 5 năm qua, lao động kỹ thuật hầu như không tăng trong khi các nhà máy mới mở ngày càng nhiều. Việc doanh nghiệp luôn trong tình trạng khát nhân lực, trả lương hấp dẫn song những ngành nghề này lại đang khá kén người học.
Theo các chuyên gia, về lâu dài cần có những giải pháp tổng thể để tránh việc mất cân đối ngành nghề, thiếu hụt cục bộ ở các ngành nghề kỹ thuật cơ bản.
Dù mức lương khởi điểm dao động từ 10 đến 15 triệu đồng, nhưng doanh nghiệp này cho biết luôn trong tình trạng “đỏ mắt” để tìm được lao động lành nghề trong ngành cơ khí chế tạo. Thậm chí sinh viên chuyên ngành này ngay từ năm thứ 2 đã được doanh nghiệp nhận thực tập và trả lương theo sản phẩm.
Thống kê số lượng thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội liên tục tăng trong khoảng 7 năm qua. Riêng năm 2024, có đến 63% thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội, tăng 7,7% so với năm trước. Điều này đồng nghĩa với nguồn tuyển cho khối kỹ thuật cũng ít đi. Chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của cơ sở giáo dục nghề nghiệp này là hơn 1000 học sinh trong đó có 300 chỉ tiêu cao đẳng. Nhưng đến nay, trường mới chỉ tuyển được hơn 100 học sinh vào hệ cao đẳng.
Trên thực tế, việc thiếu lao động kỹ thuật diễn ra ở khá nhiều ngành nghề khác nhau. Là một tỉnh đang phát triển công nghiệp, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành một Nghị quyết riêng nhằm hỗ trợ học phí cho các em học sinh, sinh viên học trình độ cao đẳng một số ngành nghề như kỹ thuật và công nghệ thông tin.
Kết quả tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng không đạt chỉ tiêu nhiều năm bên cạnh nguyên nhân cạnh tranh từ các trường đại học, thì bản thân các trường nghề cũng phải tự đổi mới nâng cao chất lượng, ưu tiên hợp tác DN tạo đầu ra để thu hút người học.
Dự báo, xu thế chọn ngành khoa học xã hội sẽ vẫn tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Song về lâu dài theo các chuyên gia cho rằng cần có các chính sách hỗ trợ chung và chủ động phân luồng từ sớm để giảm sự chênh lệch, mất cân đối giữa các ngành nghề.
PHÒNG THỜI SỰ