Tin tức

Không ngừng nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.

Thứ sáu, 30/08/2024 - 07:00

Lamdongtv.vn- Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia (UBQG) về Chuyển đổi số (CĐS ) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”. Tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng có ông Nguyễn Ngọc Phúc – PCT UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, địa phương cùng tham dự.

 

 
Trong khoảng 20 năm qua, cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của cơ quan nhà nước trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số, lấy người dân làm trung tâm.

Quá trình triển khai dịch vụ công trực tuyến được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi động, từ năm 2011 đến năm 2019. Năm 2011, cả nước chỉ có 4/83 cơ quan là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng triển khai cung cấp 11 dịch vụ công trực tuyến mức cao nhất (mức 4), chiếm 0,01% tổng số dịch vụ công và sau đó mức độ tăng trưởng rất chậm, đến hết năm 2019 mới chỉ đạt gần 11%. Giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển theo chiều rộng (từ năm 2020 đến nay): tính từ khi bắt đầu triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Tỷ lệ thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến đạt khoảng 81%. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước hiện nay đạt 43%, tăng gấp 2,5 lần so với cuối năm 2023; trong đó khối bộ, ngành đạt 63%, khối địa phương đạt 18%.
 

Tại Lâm Đông, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết trên địa bàn tỉnh đạthơn 82%. Tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử toàn tỉnh đạt gần 89%. Thanh toán trực tuyến đạt hơn 65%). Kho dữ liệu của tổ chức, cá nhân trên hệ thống của tỉnh đã lưu hơn 211 ngàn kết quả điện tử sẵn sàng tài sử dụng.

Đã khai thác tài sử dụng hơn 88 ngàn thông tin từ cơ sở dữ liệu dân cư. Quá trình triển khai dịch vụ công trực tuyến rút ra các bài học như: Phải xác định đúng mục tiêu, mục tiêu cuối cùng của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến là người dân phải được hưởng lợi thông qua hồ sơ dịch vụ công phải được trực tuyến và toàn trình; Người đứng đầu có tính quyết định; Lên môi trường số thì phải thực hiện theo quy trình số, đơn giản, thuận tiện cho người dân; Mobile hóa việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Có cơ chế, chính sách khuyến khích triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đặt ra mục tiêu: Năm 2024: Đối với các bộ, ngành: tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. -Năm 2025: Đối với các bộ, ngành: tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%. Đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%. Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông cần xây dựng khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Khung này sẽ hướng dẫn để các cơ quan nhà nước về: Tối ưu hóa các bước, quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua rà soát, hoàn thiện thể chế;

Phát triển các công cụ, nền tảng, ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến dựa trên hạ tầng số, dữ liệu số, có thể đo lường, giám sát trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng; Phát triển nhân lực số; Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đáp ứng trong triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
 
Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

TT OK Quảng cáo trang nội dung, cột giữa