Tin tức

Lâm Đồng: Chủ động phòng tránh sạt, trượt đất

Chủ nhật, 08/09/2024 - 07:03

Lamdongtv.vn- Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ sạt lở đất gây thiệt hại về tài sản của Nhân dân. Do đó, chủ động các phương án như: rà soát các vị trí đồi, dốc liền kề khu sản xuất, nơi ở của người dân để có phương án phòng ngừa là rất cần thiết, nhất là Lâm Đồng đang vào mùa mưa, bão, nguy cơ sạt lở đất rất cao.

 Phản ánh của Pv Thời sự trong Mục theo dòng Thời sự!


 

Đây là vị trí sạt, trượt đất làm chết 3 người trong các ngày 15.7 và 20.7 năm 2024 tại thôn Trung Tâm, xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông. Khu vực này giờ được Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo nguy hiểm. Thế nhưng, nguy cơ sạt, trượt đát vẫn hiện hữu.

Đặc thù là tỉnh Tây Nguyên. Đồi núi và có nhiều mái dốc cao. Do đó, vào mùa mưa, nguy cơ sạt lở đất thường trực ở khắp các địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Sạt, trượt đất không chỉ xảy ra ở khu vực đô thị  Đà Lạt, Đơn Dương, Di Linh, Lạc Dương, các huyện phía Nam, dọc các sông, suối và các tuyến đường giao thông chạy liền kề với đồi, núi cao như, Quốc lộ 20, 27, 27c, 28…, thiên tai cũng tác động, gây sạt lở đất nghiêm trọng.

 
 

Qua thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 400 vị trí bị sạt lở, trong đó nhiều điểm “tiềm tàng” nguy cơ cao xảy ra sạt, trượt trong mùa mưa. Thực trạng này cho thấy cần giải pháp rất cao trong xử lý. Trong tháng 8 - 2024, Sở Tài nguyên Và Môi trưởng tỉnh có Văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương rà soát, đánh giá toàn bộ vị trí đồi núi, dốc cao, nhất là khu vực có nhà ở và đất canh tác của người dân.

Trên cơ sở đó thực hiện phương án hạ tải mái dốc ở ngưỡng an toàn theo đúng Luật khoáng sản. Ứng phó với thực trạng sạt trượt đất, nhiều chuyên gia, nhà khoa học nhận định: Lâm Đồng là địa bàn đặc thù, vì vậy ngoài rà soát toàn diện các vị trí sạt lở để có phương án xử lý, việc đầu tư hạ tầng giao thông, xây dựng công trình phòng, chống sạt, trượt cần có kế hoạch đồng bộ. Đặc biệt các điểm có đồi dốc cao, nơi có nhà dân sinh sống thì cần có phương án khả thi phòng ngừa. Không chỉ là tạm thời mà giải pháp phải tính bền vững, lâu dài, phù hợp với địa hình, thực tiễn thời tiết.
 
Sạt, trượt đất đang là vấn đề nghiêm trọng và phức tạp với Lâm Đồng. Ngoài thực hiện các giải pháp toàn diện; Tỉnh ủy – UBND tỉnh có các Văn bản chỉ đạo, trong đó yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cần đặc biệt quan tâm và phải chịu trách nhiệm và bị xử lý nghiêm, nếu để xảy ra vi phạm do yếu tố chủ quan, ảnh hưởng và gây thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân!
Mạnh Thành

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

TT OK Quảng cáo trang nội dung, cột giữa