Lamdongtv.vn - Nông dân Lâm Đồng đang tích cực chuyển đổi sang canh tác hữu cơ với những quy trình kỹ thuật khặt khe hơn. Tuy nhiên, để thực hiện các quy trình sản xuất và khi bán ra thị trường, vấn đề định danh giá trị sản phẩm hữu cơ đang là vấn đề gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ với những sản phẩm an toàn là xu hướng tất yếu của thị trường. Theo kịp xu thế đó, nông dân Lâm Đồng đang tích cực chuyển đổi nhiều diện tích sang canh tác hữu cơ với những quy trình kỹ thuật khặt khe hơn. Tuy nhiên, để thực hiện các quy trình sản xuất và khi bán ra thị trường, vấn đề định danh giá trị sản phẩm hữu cơ đang là vấn đề gặp nhiều khó khăn.
Những trái phúc bồn tử hay còn gọi là dâu rừng này của công ty Lanbian VF dâu rừng được sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ với quy trình kỹ thuật khắt khe và các vật tư phân thuốc, đất, nước đạt chuẩn. Vì vậy đòi hỏi trình độ và tính kỷ luật lao động của các cán bộ, công nhân viên của công ty luôn cao để đáp ứng các yêu cầu của sản xuất.
Vì vậy, trái cây Phúc bồn tử và các sản phẩm chế biến từ nó như socola, mứt, nước cốt… đều đạt tiêu chuẩn hữu cơ, đạt chứng nhận OCOP 4 sao và được người thị trường ưa chuông. Nhưng để đạt được các tiêu chuẩn này, người sản xuất gặp không ít thách thức.
Sản xuất ra một nông sản hữu cơ là quá trình mất nhiều thời gian, công sức, chi phí đầu tư tốn kém, nhưng điều đáng nói là hiện nay việc định giá, đánh giá chất lượng, giá trị sản phẩm hữu cơ chưa thực sự rõ ràng do do nhìn bằng mắt thường, người tiêu dùng chưa phân biệt được đâu là sản phẩm hữu cơ và sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Trong lúc đó, sản xuất hữu cơ do không sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nên là nông sản sạch nhưng màu sắc, hình dáng sản phẩm không bóng đẹp, bắt mắt như sản phẩm thông thường. Vì vậy, nhiều lúc vẫn có sự so sánh khập khiễng và nông sản hữu cơ chưa thực sự được bán ra đúng giá trị bằng tổng chi phí đầu tư sản xuất.
Hiện nay, Lâm Đồng có gần 1.580 ha đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ. Về chăn nuôi hiện có 140 ha đồng cỏ,hơn 1000 còn bò sữa, 38 con bò thịt đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ. Mục tiêu đến năm 2025 phát triển diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1.600 ha.
Trong đó rau 250 ha, lúa 150ha, chè 200 ha, cà phê 400 ha, cây ăn quả 200 ha, mắc ca 200 ha, dược liệu 150 ha, nấm 50 ha.Phát triển đàn bò sữa hữu cơ đạt 2.000 con/sản lượng sữa hữu cơ đạt khoảng 5.800 tấn; Đàn bò thịt hữu cơ đạt 400 con/sản lượng thịt hữu cơ 48 tấn; đàn gà hữu cơ lấy trứng đạt 20.000 con/sản lượng trứng hữu cơ đạt khoảng 3.200.000 quả.
Để đạt được mục tiêu trên, Lâm Đồng đã có những giải pháp cụ thể trong đó công tác dãn nhãn nhận diện, quét mã vạch để định danh nông sản hữu cơ được chú trọng.
Sở nông nghiệp và PTNT cũng đã đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất hữu cơ trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời phân tích 200 mẫu đất, nước, từ đó có cơ sở xác định được 171 vùng đủ điều kiện sản xuất hữu cơ cho các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh đạ 100% mục tiêu đề ra. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng chú trọng đào tạo, tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, và xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Với những nỗ lực trên, Lâm Đồng sẽ mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ đồng thời định danh được giá trị của sản phẩm hữu cơ trên thị trường.