Tin tức

Lai Châu : Tam Đường phòng trừ sâu bệnh hại diện tích mía

Thứ năm, 24/10/2024 - 06:20

Thưa quý vị và các bạn! Năm nay huyện Tam Đường trồng 73 ha mía, nhờ thời tiết thuận lợi nên từ khi trồng đến nay cây mía sinh trưởng tốt và đang thời kỳ phát triển thân, gióng. Tuy nhiên với tình hình thời tiết mưa nắng xen kẽ đã tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển nhất là dệp trên lá.

 
 Trước tình hình đó huyện Tam Đường đang tích cực chỉ đạo bà con nhân dân làm cỏ, bóc bẹ, vun gốc và phun thuốc phòng trừ dệp nhằm đảm bảo cho cây mía phát triển.

Gia đình anh Phàn A Pặng là hộ gia đình trồng mía nhiều nhất bản Tẩn Phủ nhiêu, xã Bản Giang với diện tích trên 6.000m. Xác định cây mía là cây trồng chính đem lại thu nhập cho gia đình anh trong mấy năm trở lại đây, do đó từ khi trồng đến nay anh luôn quan tâm chăm sóc, làm cỏ và bón thúc để mía phát triển. Thời gian qua do ảnh hưởng của thời tiết mưa nắng xen kẽ nên sau khi kiểm tra anh đã phát hiện mía nhà mình có dệp non trên lá. Để đảm bảo phun phòng trừ kịp thời anh đang tập trung bóc bẹ lần cuối, vun gốc để tránh mía bị đổ do gió, sau đó sẽ tiến hành phun.
 
 
Xã Bản Giang là xã có diện tích trồng mía nhiều nhất huyện Tam Đường, trong 10 năm nay từ trồng mía bán cây giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã có thu nhập cao, theo chính quyền địa phương trồng hiệu quả kinh tế đem lại cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng ngô, lúa. Năm nay do ảnh hưởng của mưa nhiều nên các loại côn trùng bò lên thân cây mía nhất là kiến làm một số diện tích mía bị nhiễm rệp, do đó xã đang chỉ đạo bà con nông dân tập trung chăm sóc, bón phân, phát quang bờ, bóc lá mía... Đồng thời, theo dõi quá trình phát triển của cây mía để phát hiện sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
 
Năm nay huyện Tam Đường trồng được 73 ha mía, đạt 100% kế hoạch, tập trung chủ yếu ở xã Bản Giang và Hồ Thầu. Từ khi trồng nhờ thời tiết thuận lợi, nên  toàn bộ diện tích mía sinh trưởng và phát triển tốt, hiện mía trong giai đoạn phát triển thân, gióng.
Thời gian nay, người dân đang tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc, như: làm cỏ, bón phân, vun gốc để cây mía có thêm nguồn dinh dưỡng phát triển. Do ảnh hưởng của mưa nhiều nên trên địa bàn huyện đã có trên 5 ha mía xuất hiện dệp trên lá và bệnh bọ trĩ. Trước tình hình đó huyện Tam Đường đang tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn và người dân quan tâm chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây mía.
 
Để cây mía sinh trưởng và phát triển tốt các cơ quan chuyên môn tại huyện Tam Đường khuyến cáo người dân cần phải tích cực thăm đồng chăm sóc, làm cỏ và nhất là phòng trừ dệp hại mía trong giai đoạn này. Việc chủ động trong sản xuất, hạn chế được các loại sâu bệnh tấn công sẽ góp phần cho cây mía phát triển và đem lại một vụ mía thắng lợi.


PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

OK TT Quảng cáo trang nội dung, cột giữa