Tin tức

Học sinh đi xe phân khối – Cần giải quyết vấn đề từ “gốc”

Chủ nhật, 20/10/2024 - 06:49

Lamdongtv.vn- Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người đủ 16 tuổi, tương đương độ tuổi học sinh cấp 3 hiện nay, được phép điều khiển xe máy dưới 50 phân khối. Mặc dù trong thời gian qua công tác tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông đến học sinh đã được ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng tăng cường và có quy định cấm từ nhà trường,

tuy nhiên tình trạng học sinh đi xe máy phân khối lớn vẫn tồn tại, gây nhiều hệ lụy. Để hạn chế, từng bước chấm dứt vấn đề học sinh đi xe phân khối lớn, cần được xử lý và giải quyết từ gốc.




Một buổi sáng tại TP Đà Lạt .Chỉ sau 30 phút sáng, qua tuần tra kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử lý hàng chục trường hợp học sinh các trường THCS - THPT trên tuyến đường Trần Phú - Trần Hưng Đạo - Hùng Vương vi phạm luật giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện dung tích xi lanh trên 50cc đến trường.
 
Đi xe máy điện, trước đây các chú không bắt nhưng hôm nay lại kiểm tra thì vi phạm, nếu chúng ta chạy chậm, không lạng lách, không tụ tập và phóng nhanh vượt ẩu thì an toàn cho mình

Qua ghi nhận vào đầu giờ học và giờ tan trường ở hầu hết các trường cấp 2, cấp 3 trên địa bàn TP Đà Lạt và các địa phương trường hợp học sinh đi xe máy phân khối không còn là chuyện hiếm, nếu không nói là khá phổ biến.

Mặc dù, bước vào đầu mỗi năm học mới, các trường học đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, nghiêm cấm học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường, đồng thời tổ chức kí cam kết không vi phạm luật giao thông, nhưng tình trạng học sinh đi xe phân khối lớn khi chưa có giấy phép lái xe vẫn tiếp diễn. Nhiều ý kiến cho rằng để thực hiện triệt để việc này, ngoài việc xử lý nghiêm và áp dụng các chế tài phạt, quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi phụ huynh học sinh cùng chính các em và sự quan tâm của nhà trường.

 
 

Ý thức của bản thân, tuyên truyền và cùng gia đình chấp hành các quy định về giao xe, đi xe PK lớn…. Phòng CSGT, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong 10 ngày đầu tiên của tháng cao điểm đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh (1 - 31/10), theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ các tổ công tác đã tiến hành 591 ca tuần tra, kiểm soát và lập 475 biên bản vi phạm đối với học sinh. Trong đó, lỗi vi phạm phổ biến nhất vẫn là tình trạng học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe (325 trường hợp), tiếp đến là giao xe cho người khác (113 trường hợp).
 Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành Luật Giao thông của một bộ phận phụ huynh và học sinh còn hạn chế, dẫn đến việc để các em thường xuyên sử dụng xe mô tô khi chưa đủ tuổi để đi học.
 
Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, ngay từ đầu năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố phối hợp với lực lượng công an tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến an toàn giao thông cho giáo viên, học sinh. Đồng thời vận động 100% học sinh, phụ huynh, giáo viên ở các trường ký cam kết chấp hành nghiêm an toàn giao thông đường bộ. Các đơn vị, trường học khi tiếp nhận thông báo học sinh vi phạm sẽ thực hiện hình thức xử lý xếp loại thi
 
 
Để tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, lực lượng CSGT Lâm Đồng đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ như: tăng cường tuần tra kiểm soát tại các tuyến đường, trước cổng trường học; phối hợp với các trường học để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông cho học sinh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đợt ra quân này, lực lượng CSGT tỉnh Lâm Đồng không chỉ tập trung vào việc xử lý vi phạm mà còn chú trọng phối hợp tổ chức công tác tuyên truyền sâu, rộng cho các em trong lứa tuổi học sinh các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao thông.
 Đặc biệt, cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp với việc kiểm tra, xử lý vi phạm, phối hợp áp dụng các chế tài xử lý linh hoạt, CSGT còn đặc biệt chú trọng đến việc để làm sao đảm bảo các quy định của pháp luật về quyền trẻ em.
 Quá trình xử lý đa phần là mềm dẻo, nhưng nghiêm khắc, không gây bức xúc cho phụ huynh học sinh và làm ảnh hưởng đến tâm lý lứa tuổi học sinh; trường hợp không chấp hành việc kiểm soát, cản trở, chống đối người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm khác phải ghi nhận đầy đủ, rõ ràng để làm căn cứ xử lý theo quy định; đồng thời, phát hiện những tồn tại, bất cập và kiến nghị các biện pháp trong công tác quản lý, giáo dục. Công tác phối hợp tuyên truyền trọng phụ huynh và học sinh, qua đó nâng cao nhận thức, không giao xe cho con và học sinh khi chưa đủ tuổi

Để kéo giảm tai nạn trong lứa tuổi học sinh và từng bước giảm hẳn tình trạng học sinh đi xe phân khối đến trường, ngoài việc chủ động làm tốt công tác điều tra cơ bản, phối hợp nắm chắc địa bàn có các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội cũng cần phải vào cuộc để có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện công tác tuyên truyền để đạt hiệu quả cao nhất.

Đợt ra quân Tháng cao điểm bảo đảm an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh đã cho thấy những tín hiệu tích cực trong việc giảm mạnh vi phạm giao thông trong học đường. Tuy vậy giải pháp căn cơ là phải thông suốt từ “gốc”, từ phía cha mẹ học sinh cũng cần phải ý thức việc chấp hành pháp luật, phải cứng rắn, uốn nắn kịp thời khi con có dấu hiệu vi phạm để tránh các nguy cơ xấu do điều khiển phương tiện giao thông có thể xảy ra với bản thân con em mình. Khi ý thức, văn hóa giao thông được nâng cao thì những hình ảnh học sinh vi phạm giao thông sẽ không còn diễn ra, góp phần vào việc xây dựng môi trường giao thông an toàn trong thời gian tới./.
 
Hoàng Phúc

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

OK TT Quảng cáo trang nội dung, cột giữa