Tin tức

Kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm

Thứ bảy, 26/10/2024 - 07:04

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát 9 tháng đầu năm ở mức 3,88%, dư địa để đạt được mức lạm phát cả năm nay theo mục tiêu Quốc hội đề ra còn khá nhiều. Tuy nhiên, nếu chỉ số tiêu dùng những tháng cuối năm liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng lớn và tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm 2025.


 

 
 

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã làm cho tại một số nơi, một số thời điểm xuất hiện hiện tượng khan hiếm hàng hóa dẫn đến tăng giá cục bộ, khiến cho chỉ số giá tiêu dùng của một số địa phương tăng khá cao so với tháng trước, như: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã nhanh chóng tăng cường nhập hàng từ phía Nam, Đà Lạt giúp giá cả cơ bản ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời có các Công điện chỉ đạo khẩn trương cung ứng hàng hóa, khắc phục hậu quả của bão s-. Nhờ đó, hoạt động thương mại của các địa phương bị ảnh hưởng của bão đã sớm trở lại bình thường và giá cả hàng hóa có xu hướng trở về mức trước bão.
Tuy nhiên, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng vẫn có nhiều rủi ro có thể gây áp lực lên việc kiểm soát lạm phát bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài.

Ở trong nước một số yếu tố như việc điều chỉnh giá dịch vụ, giá điện cũng có thể làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Cuối năm cũng là thời điểm lễ tết do đó nếu hàng hóa không được chuẩn bị tốt có thể gây sức ép lên giá cả. Việc kiểm soát nguồn cung tiền một cách hợp lý từ các gói hỗ trợ, mở rộng tín dụng và đẩy mạnh đầu tư cũng cần được quan tâm để tránh gây áp lực lên việc kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm./.
PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

OK TT Quảng cáo trang nội dung, cột giữa