Tin tức

Tìm giải pháp xử lý chất thải trong sản xuất cà phê.

Thứ ba, 29/10/2024 - 07:49

Lamdongtv.vn - Tại Thành phố Đà Lạt, Trung tâm khuyến nông Quốc gia tổ chức Hội thảo “Thực trạng sử dụng vật tư nông nghiệp và các giải pháp xử lý thu gom chất thải trong sản xuất Cà phê”.

. Đại diện các ngành chức năng, các nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh KonTum, Đắk Lắk, Lâm Đồng cùng tham dự

 
 
 
Hội thảo đã tập trung đánh giá tác động của việc trồng xen trong vườn cà phê đến sinh vật gây hại chính và thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm để phát triển sản xuất cà phê bền vững tại các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam thông qua quá trình điều tra tại 150 hộ ở KonTum, ĐắkLắk, Lâm Đồng với diện tích 1,4ha/1 hộ. Qua đó cho thấy, lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng trung bình hơn 3 kg/1 ha. Đối với cây cà phê: Lượng thuốc trừ sâu được sử dụng trung bình là 5 lít/ha, trong đó 60% nông dân đang sử dụng quá mức thuốc trừ sâu. Mỗi năm có hơn 2 ngàn tấn vỏ bao bì thuốc BVTV phát sinh trong sản xuất cà phê.

Năm 2022 đã thu gom được gần 413 tấn bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; đã xử lý hơn 216 tấn theo phương pháp đốt đúng quy định; hơn 35 tấn tự xử lý theo phương pháp đốt và chôn lấp tại bãi rác của địa phương; 16 tấn chưa được xử lý tiêu hủy. Toàn tỉnh Lâm Đồng, lượng thuốc BVTV toàn tỉnh sử dụng năm 2024 hơn 3.300 tấn (giảm 80 tấn so với năm 2023).

 Trong đó thuốc BVTV có nguồn gốc hóa chiếm hơn 91%. Từ đầu năm đến nay, Lâm Đồng xử lý được 70 tấn bao gói được thu gom và xử lý đúng quy định, chiếm hơn 42% tổng khối lượng bao gói BVTV sau sử dụng. Ngoài ra mỗi năm, Lâm Đồng còn có 1,67 triệu tấn lượng phụ phẩm cây trồng phát sinh trên địa bàn tỉnh trong đó có gần 80% được thu gom xử lý.

Hội thảo cũng nêu lên các tồn tại như: Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách vẫn còn phổ biến. Vì lợi nhuận, các đại lý bán thuốc BVTV không ngần ngại đưa ra những hướng dẫn sai lệch để khuyến khích nông dân mua và sử dụng nhiều hóa chất. Trồng xen cà phê với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả như hồ tiêu, sầu riêng, bơ, mắc ca,... ngày càng phổ biến ở 5 tỉnh Tây Nguyên dẫn đến việc nhiễm chéo các loại thuốc BVTV, làm cho việc quản lý dư lượng thuốc BVTV trên hạt cà phê rất phức tạp. Trong lúc đó, các thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam có yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm .
 

Do vậy, các chuyên gia tại hội thảo đã đưa ra các giải pháp xử lý thu gom chất thải trong sản xuất Cà phê nhất là bao gói thuốc BVTV như: Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở về quản sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng; tăng cường tập huấn về sử dụng thuốc BVTV trên các loại cây trồng cụ thể để nông dân áp dụng.

Cần nghiên cứu thử nghiệm các hoạt chất thay thế thuốc BVTV trong danh mục khuyến cáo loại bỏ, đầu tư quy trình xử lý rác thải nguy hại. Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực và hỗ trợ liên tục của người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước nhằm có nền sản xuất cà phê bền vững, an toàn.
 
Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT