Tin tức

Để sản phẩm Lâm Đồng tiến sâu thị trường quốc tế.

Thứ sáu, 01/11/2024 - 04:23

Lamdongtv.vn - Thị trường đầu ra luôn là một trong các bài toán lớn và khó ,đặc biệt với các thị trường cao cấp, thị trường xuất khẩu với các yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe thì việc đưa được sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Lâm Đồng - Việt Nam thâm nhập vào các thị trường này luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp


 
Thị trường đầu ra luôn là một trong các bài toán lớn và khó không chỉ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà với cả các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt với các thị trường cao cấp, thị trường xuất khẩu với các yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe thì việc đưa được sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Lâm Đồng - Việt Nam thâm nhập vào các thị trường này luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp Việt Nam. Với các mô hình kinh doanh truyền thống, việc tiếp cận thị trường quốc tế đòi hỏi nhiều nỗ lực của doanh nghiệp cũng như sự chung tay đồng hành của các ngành chức năng.
 
Hoa lan Hoa lan là một trong những mặt hàng nông sản cao cấp, được sản xuất theo một quy trình kỹ thuật kỹ lưỡng để có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Và để đáp ứng được các tiêu chí xuất khẩu, doanh nghiệp phải tìm hiểu các yêu cầu của phía nước bạn đưa ra và sản xuất đạt các tiêu chí đó mới có thể chiếm lĩnh được thị trường.
 
 
Rau là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Lâm Đồng. Năm 2023, giá trị xuất khẩu mặt hàng rau Lâm Đồng đạt trên 74 triệu USD. Trong năm 2024, sản phẩm rau, củ, quả xuất khẩu của Lâm Đồng đạt gần 28.000 tấn với giá trị 94 triệu USD. Thị trường chủ yếu ở khu vực Đông Á gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và một phần rất nhỏ đichâu Âu. Để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, các loại rau được nông dân Lâm Đồng áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng như Vietgap, lobogap, hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng, tiêu chuẩn mẫu mã mà nước nhập khẩu đưa ra. Việc đẩy mạnh thị phần xuất khẩu đã khẳng định giá trị, thương hiệu rau Đà Lạt – Lâm Đồng.
 
  
Thực tế cho thấy, cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế ngày một thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhờ vào các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới, kinh doanh dựa trên các nền tảng công nghệ số. Nhờ đó, các doanh nghiệp địa phương có thêm các cơ hội tăng trưởng, đổi mới mô hình, phương thức kinh doanh, qua đó cải thiện hiệu quả hoạt động cả về doanh số và lợi nhuận. Nhưng, để đáp ứng hội nhập thị trường quốc tế, bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Lâm Đồng còn phải đáp ứng các yêu cầu chứng chỉ, quy định về sản phẩm sạch, an toàn, có trách nhiệm với môi trường. Để đạt được các chứng chỉ này, các doanh nghiệp cần sự hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể đến từ các chuyên gia, các ngành chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia thành công và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt trên 500 triệu USD, chiếm hơn 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu nông sản còn nhỏ so với tổng sản lượng nông sản được sản xuất hàng năm của địa phương. Vì vậy, để phát huy, tiềm năng, lợi thế của nông sản Lâm Đồng cần sự nỗ lực của phía người sản xuất đồng thời cần sự đồng hành, hỗ trợ tích cực từ phía ngành chức năng. Từ đó, nông sản Lâm Đồng tiến sâu hơn vào các thị trường quốc tế.
 
 Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT