Tin tức

Thảo luận về Luật Điện lực (sửa đổi) và luật dữ liệu.

Thứ bảy, 09/11/2024 - 07:57

​Lamdongtv.vn - Tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) và luật dữ liệu. Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Lâm Đồng đã tham gia thảo luận về nội dung này.


Thảo luận tại hội trường, một số đại biểu cho rằng, nội dung sửa đổi của Luật điện lực lần này rất lớn, sửa đổi toàn bộ nội dung luật, trong đó có những nội dung quan trọng như đầu tư phát triển dự án điện lực, mua bán điện và hệ thống điện quốc gia. Do đó, nếu thông qua tại một kỳ họp là quá gấp rút.

Việc xem xét, cho ý kiến hoàn thiện các quy định sẽ không được kỹ lưỡng. Các chính sách sửa đổi đều là những nội dung mang tính dài hạn, đó là sự phát triển lâu dài, ổn định của điện lực quốc gia. Để có thêm thời gian nghiên cứu, chỉnh sửa nhằm đảm bảo chất lượng của luật, đề nghị không thực hiện quy trình rút gọn trong lần sửa đổi này.


Góp ý về các điều khoản trong dự thảo luật điện lực sửa đổi lần này, Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Lâm Đồng đề xuất
 
Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư cho ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, năng lượng mới như pin năng lượng mặt trời, tua-bin gió tiên tiến, thiết bị của hệ thống lưu trữ điện nhằm từng bước đảm bảo tính chủ động của Việt Nam đối với việc phát triển năng lượng tái tạo năng lượng mới

Chính phủ quy định tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước (hoặc tỷ lệ nội địa hóa) đối với các dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới phù hợp với các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kế với lý do: phù hợp với định hướng nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như các thỏa thuận, điều ước quốc tế trong FTAs mà Việt Nam đã tham gia ký kết, lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, tức là nước chủ nhà có quyền quy định điều kiện đầu tư với các nhà đầu tư FDI mà không vi phạm các cam kết trong FTAs.

Một số ý kiến cho rằng, việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh đã bắt đầu được triển khai trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các chính sách thị trường điện cạnh tranh vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống người dân, vẫn tồn tại tâm lý "điện là mặt hàng độc quyền". Vì vậy, trong lần sửa đổi này cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định đảm bảo tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường điện cạnh tranh.

Đối với chính sách phát triển điện hạt nhân, các đại biểu đề nghị xây dựng các điều khoản rõ ràng về đầu tư, quản lý và vận hành, tạo cơ sở pháp lý để phát triển điện hạt nhân trong thời gian tới. Đồng thời, bổ sung quy định về quản lý chất thải phóng xạ và biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường khi thực hiện; bổ sung các điều khoản về khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện hạt nhân..

Cho ý kiến về dự án luật Dữ liệu tại hội trường, theo một số đại biểu Quốc Hội , Chính phủ cần siết chặt quy định nhằm kiểm soát việc chuyển giao các dữ liệu cốt lõi cũng như dữ liệu quan trọng của quốc gia để đảm bảo an ninh. Một số ý kiến đề nghị xác định rõ những loại nào bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển ra nước ngoài; trường hợp thực hiện chuyển dữ liệu, quy trình chuyển, cũng như trách nhiệm khi xảy ra sự cố.
 
- Dự thảo Luật quy định về thu thập, số hóa, tạo lập dữ liệu và xác lập quyền sở hữu dữ liệu của hai nhóm chủ thể:  cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và  cá nhân, tổ chức khác. Về nội dung này, cần làm rõ hơn dữ liệu mà cá nhân, tổ chức khác được thu thập, tạo lập để bảo đảm quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hiện nay, theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân đang quy định nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân theo hướng: dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý.
Làm rõ một số điểm trong nội dung quy định của điểm b khoản 1 Điều 10 về thu thập, số hóa và tạo lập dữ liệu, đối với dữ liệu liên quan đến quản lý nhà nước, thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết dịch vụ công, đó là:  
- Khái quát các loại dữ liệu mà cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cần thu thập
- Xác định loại dữ liệu tương ứng với mỗi nhóm cơ quan, tổ chức: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
-Dữ liệu liên quan đến quản lý nhà nước nên có tiêu chí phân nhóm tại Điều 12, có sự phân biệt với các dữ liệu có nội dung tương đồng do các luật khác điều chỉnh (như quy định của Luật Thống kê) để Chính phủ có căn cứ quy định chi tiết và các cơ quan, tổ chức có cơ sở ban hành.

Các đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ chính sách do Nhà nước ưu đãi và do Nhà nước đầu tư; có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm để phát triển công nghiệp hóa chất; làm rõ tiêu chí cụ thể về quy mô nguồn vốn, tiến độ giải ngân quy định trong dự thảo Luật hoặc giao Chính phủ quy định.

Đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về đầu tư phát triển, đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chuyên môn cao; khuyến khích đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các loại hóa chất ít độc hại cho môi trường và sức khỏe con người, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
 
Hữu Phúc

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT