Lamdongtv.vn - Sở NNPTNT Lâm Đồng tổ chức sơ kết Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gia đoạn 2020 – 2024.
Trước khi triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh Lâm Đồng mới chỉ có hơn 105 ha cả sản xuất hữu cơ và bán hữu cơ (chiếm khoảng 0,187% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh). Sau 4 năm triển khai Đề án, đến nay toàn tỉnh đã có hơn 1.700 ha đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ đạt 106% mục tiêu đề án.
Thông qua hơn 8,2 tỷ đồng kinh phí thực hiện Đề án, Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ các giải pháp trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất hữu cơ; xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh với 171 vùng đủ điều kiện. Đến nay toàn tỉnh đã có 49 tổ chức, cá nhân trong tỉnh được cấp chứng nhận hữu cơ, 22 tổ chức, cá nhân tự phát triển nhân rộng với diện tích hơn 1.350 ha. Từ năm 2021 nay, các ngành chức năng đã tổ chức được 36 lớp tập huấn sản xuất NNHC, với gần 1.400 lượt người tham gia; Xây dựng 16 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Bên cạnh đó còn hỗ trợ các đơn vị sản xuất nông sản hữu cơ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề án vẫn còn các tồn tại như: Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của từng cây trồng, vật nuôi theo mục tiêu của đề án còn thấp. Liên kết chuỗi trong sản xuất nghiệp hữu cơ của các tổ chức, cá nhân mới được hỗ trợ tư vấn xây dựng chuỗi, chưa được hỗ trợ nội dung thực hiện. Các tổ chức cá nhân chưa duy trì cấp chứng nhận hữu cơ khi hết hỗ trợ của nhà nước Lâm Đồng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 phát triển diện tích sản xuất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1.600 ha.
Phát triển đàn bò sữa hữu cơ đạt 2.000 con/sản lượng sữa hữu cơ đạt khoảng 5.800 tấn; Đàn bò thịt hữu cơ đạt 400 con/sản lượng thịt hữu cơ 48 tấn; đàn gà hữu cơ lấy trứng đạt 20.000 con/sản lượng trứng hữu cơ đạt khoảng 3.200.000 quả.100% diện tích sản xuất trồng trọt, đàn bò sữa, bò thịt, gà chăn nuôi hữu cơ lấy trứng đạt tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ.
Trên 90% sản lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận đảm bảo đầu ra Để đạt được các mục tiêu trên, các giải pháp cần đẩy mạnh thực hiện như: Các địa phương cần triển khai Đề án, đồng thời có kế hoạch lồng ghép, bố trí kinh phí để thực hiện. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về nông nghiệp hữu cơ tại. Tiếp tục liên kết, phối hợp tổ chức xúc tiến thương mại tạo thương hiệu cho sản phẩm hữu cơ mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Mai An