Lamdongtv.vn - Sự phát triển nghề nuôi cá Tầm ở Lâm Đồng, thời gian qua có phần lắng xuống, nhưng một số nông hộ ở Lạc Dương vẫn tận dụng tốt lợi thế khí hậu, nguồn nước tự nhiên dồi dào, đầu tư và kinh doanh có lãi.Tuy nhiên, để nghề nuôi cá Tầm phát triển xứng với tiềm năng thì cần giải pháp về đầu ra và giải quyết những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải.
Trang trại nuôi cá tầm Vân Nhi, xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương có diện tích hơn 1,5ha. Qua hơn 10 năm đầu tư, quy mô và sản phẩm của trang trại nay phát triển rất tốt. Cá Tầm tiêu rộng rãi ở Tp Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ và các địa phương trong trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Ông Ngô Đình Hưng, Chủ trang trại cá tầm, khẳng định: Nuôi cá tầm ở đây hội tủ các đủ điều kiện tự nhiên; tuy nhiên, kỹ thuật nuôi cũng đòi hỏi rất khắt khe từ hệ thống nguồn nước, chăm sóc và hệ thống hồ bể. Ông Ngô Đình Hưng, (Thời gian qua lắng xuống, nhưng cơ sở chúng tôi vẫn bám trụ, bởi có rất nhiều yếu tố thuận lợi nếu biết khai thác; tuy nhiên đòi hỏi yêu cầu chăn nuôi …)
Cũng theo ông Hưng, ngoài các yếu tố hợp thành bảo đảm nguyên tắc cho cá ở đây phát triển; trứng giống.., cũng là vấn đề cốt lõi, quyết định thành công. Trước đây trứng giống chủ yếu nhập khẩu từ các nước Nga, Đức, nhưng gần đây đã chủ động nguồn giống lấy từ các đơn vị ở Việt Nam. Cơ bản, cá khi nuôi ở địa bàn Đạ Nhim phát triển bảo đảm. Tỷ lệ bệnh ít, năng suất tăng nhanh, đặc biệt chất lượng thịt ngon, chắc.
Trang trại cá tầm Vân Nhi đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng. Hệ thống nuôi với 12 hồ chứa, bao gồm hồnuôi cá bé và cá thành phẩm. Bình quân mỗi năm trang trại xuất bán hơn 40 tấn cá thịt ra thị trường, với giá hơn 200 nghìn/1kg. Riêng dịp Tết Nguyên Đán năm nay, trang trại dự tính án ra thị trường khoảng 4 nghìn con cá thịt.
Tiềm năng, thế mạnh ở Đạ Nhim cho thấy đủ thuận lợi để phát triển mô hình cá nước lạnh, tuy nhiên theo chủ trang trại này vẫn còn đó những khó khăn, nhất là giá đầu ra thiếu ổn định, chưa có sự liên kết bền vững; đồng thời vướng mắc về thủ tục đất đai, khiến việc mở rộng đầu tư tắc nghẽn nhiều năm nay.
Toàn huyện Lạc Dương có trên 15ha mặt nước đang được đầu tư nuôi cá tầm. Nghề này thời gian qua có phần lắng xuống; nhiều cơ sở giảm diện tích và chuyển sang nghề khác do khó khăn chung của nền kinh tế và thiệt hại do bão lũ phá hủy hệ thống nuôi trồng. Ngành nông nghiệp, chính quyền huyện Lạc Dương cần quan tâm, tạo điều kiện cho các mô hình nuôi cá tầm tháo gỡ vướng mắc về đầu ra, nguồn giống và cả cơ chế phát triển thì nghề cá Tầm của địa phương mới tiếp tục phát triển./.
Mạnh Thành