Lamdongtv.vn - Bước vào mùa lễ hội, đặc biệt vào dịp diễn ra Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường. Vì vậy vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội luôn được các cấp các ngành, người dân và du khách đặc biệt quan tâm.
Đà Lạt sắp bước vào mùa lễ hội lớn nhất trong năm 2024, đó là Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10, đây cũng chính là dịp để thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, bởi vậy mà nhu cầu sử dụng thực phẩm dịp này tăng đột biến, từ thức uống giải khát cho đến các loại thực phẩm, tươi, khô, thức ăn chế biến sẵn. .v.v Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường. Vì vậy vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội luôn được các cấp các ngành, người dân và du khách đặc biệt quan tâm.
Ghi nhận của nhóm Pv thời sự.
Bước vào mùa lễ hội, đặc biệt vào dịp diễn ra Festival hoa Đà Lạt lượng du khách và người dân đi tham quan, nghỉ dưỡng thường tăng hơn ngày thường, bởi đây là thời điểm để mọi người được tận hưởng niềm vui, đi mua sắm và thưởng thức các món ăn ngon. Tuy nhiên, cùng với niềm vui của những dịp này, nỗi lo về mất an toàn thực phẩm của người tiêu dùng không tránh khỏi
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau dịp Festival hoa Đà Lạt, ngay từ đầu tháng 11.2024, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lâm Đồng đã ra quân tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, chú trọng kiểm tra tại các địa điểm tổ chức các sự kiện, hoạt động của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và Tết Dương lịch năm 2025, các trạm dừng chân của khách du lịch, các điểm du lịch. Đồng thời, thực hiện xét nghiệm nhanh, lấy mẫu kiểm nghiệm đối với nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm; tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc.
Song song đó các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã tăng cường truyền thông, phổ biến các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như yêu cầu các cơ sở, đơn vị kinh doanh ký cam kết trong việc chấp hành nghiêm các quy định này. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống.v.v.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 116 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 5 cơ sở kinh doanh thực phẩm, trên 6.800 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trên 2.800 đơn vị, cá nhân kinh doanh thức ăn đường phố. Từ đầu năm đến nay, số cơ sở được Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp đã kiểm tra, hậu kiểm trên 8.400 cơ sở, trong đó có 99 Số cơ sở vi phạm bị xử lý nguyên nhân là các cơ sở kinh doanh chưa có ý thức cao trong thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, còn chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Ghi nhận 01 vụ ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên (có trong cóc) với 02 người mắc. Theo khuyến cáo của ngành chức năng , vào mùa cao điểm dịp lễ hội hãy lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn, không mua thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài sự chủ động, tích cực của chính quyền, của các cơ quan chức năng, thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần đề cao trách nhiệm, uy tín, niềm tin của người dân và du khách, cam kết trong lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm, đồng thời cần tuân thủ nghiêm quy định của các cơ quan chuyên môn đề ra. Qua đó tạo được nhiều ấn tượng với du khách- góp phần quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thành phố Festival Hoa của Việt Nam đến bạn bè trong và ngoài nước.