Tại Hà Nam, nhiều di tích có tuổi đời hàng trăm năm đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn, phát huy giá trị và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa , các cấp chính quyền tỉnh Hà Nam đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí, ngày công, tham gia tu bổ, tôn tạo di tích góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách.
Di tích chùa Phương Đàn (xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng) là công trình kiến trúc được xây dựng vào thời Hậu Lê; đến nay đã trên 700 năm tuổi. Trải qua thời gian, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng cần được tu bổ và tôn tạo. Lãnh đạo địa phương và Ban Khánh tiết di tích đã quyết định xin ý kiến nhân dân, triển khai việc huy động xã hội hóa nguồn lực để tu bổ, tôn tạo lại và nhận được sự nhất trí cao.
Tương tự chùa Phương Đàn, di tích đình Phù Đạm (xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý) cũng được trùng tu, tôn tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Đây một công trình kiến trúc được xây dựng và tu bổ trải qua nhiều triều đại và đã xuống cấp trầm trọng. Sau nhiều lần tu sửa nhỏ lẻ, đến tháng 6/2024, nhờ nguồn lực xã hội hóa, di tích đình Phù Đạm đã được tôn tạo lại đảm bảo được nét văn hóa nghệ thuật của ngôi đình xưa.
Toàn tỉnh Hà Nam hiện có 1.784 di tích kiến trúc, trải qua bao biến thiên lịch sử, nhiều di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Do vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích được các cấp, ngành chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Bên cạnh các di tích được đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước để tu bổ, sửa chữa lớn, còn lại, đa số các di tích đã huy động hàng trăm tỷ đồng từ nguồn vốn của nhân dân và các tổ chức xã hội đóng góp để tu bổ, sửa chữa. Nhiều địa phương có cách làm hay, sáng tạo, huy động được sức mạnh toàn dân trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa địa phương.
PHÒNG THỜI SỰ