Tin tức

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Thứ sáu, 27/12/2024 - 07:03

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn. Chính vì vậy, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử vẫn cần phải có những bước đột phá lớn hơn nữa trong tương lai.

 
 
Các doanh nghiệp trong nước cần tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu, thiết lập được hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và đủ sức bắt tay với tập đoàn công nghệ quốc tế lớn.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện tăng 12,79 tỷ USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng tăng 8,08 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu 2 nhóm mặt hàng này gấp đôi nhóm hàng đứng thứ 3 là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng. Chính phủ đã xác định đây là ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.
 
" Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử là 109 tỷ USD. Với đà phát triển 9 tháng năm 2024 tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đạt 10%, dự báo năm nay sẽ tăng lên 120 tỷ USD”
 
Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp lĩnh vực điện tử của Việt Nam hầu hết vẫn chỉ làm gia công, lắp ráp, chưa chú trọng tạo thành chuỗi cung ứng hoặc phát triển những phân khúc cao hơn để gia tăng giá trị cao hơn.
 
Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử hiện nay đang ở mức khá khiêm tốn, chỉ chiếm 36% DN tham gia cung ứng. Hiện các sản phẩm điện tử, đặc biệt là công nghệ thường xuyên thay đổi liên tục. Cứ 3 - 6 tháng có sản phẩm mới được ra đời, ngoài sản phẩm cứng, sản phẩm phần mềm được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, đa quốc gia theo xu hướng của người tiêu dùng luôn cập nhập thay đổi.
 
Theo Bộ Công Thương, tốc độ chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử hiện nay còn rất thấp. Số lượng doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho số hóa chưa nhiều. Chính vì vậy, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử vẫn cần phải có những bước đột phá lớn hơn nữa trong tương lai.
 
  Từ năm 2017, Hanel PT đầu tư thêm mảng sản xuất lắp ráp bảng mạch điện tử, đang cung cấp cho 2 đối tác FDI rất lớn tại Việt Nam. Xuất phát điểm, Hanel PT triển khai dịch vụ lắp ráp gia công, dựa trên quy trình công nghệ và máy móc do khách hàng cung cấp. Tới nay, chúng tôi đã phát triển lên mức cao nhất - trở thành nhà cung cấp dịch vụ OEM/ODM (sản xuất thiết bị gốc/sản xuất thiết kế gốc). Hanel PT đã làm chủ cả về thiết kế, thiết lập quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và cung ứng sản phẩm trực tiếp cho nhiều đối tác, doanh nghiệp toàn cầu đang hoạt động tại Việt Nam”
 
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, thị trường Trung Quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị phải tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác tại những quốc gia có nền công nghiệp lõi như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Cùng với đó, các chính sách cần quy định cụ thể hơn về nhận chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh./.
 
PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT