Lamdongtv.vn - Thời gian gần đây, trên địa bàn Lâm Đồng, lĩnh vực chế biến nông sản được quan tâm đầu tư phát triển cả về quy mô và trình độ ứng dụng công nghệ; đặc biệt, việc hình thành các mô hình trung tâm sau thu hoạch hoạt động có hiệu quả đã giúp thay đổi nhận thức của người dân, tiểu thương dần thay đổi.

Toàn tỉnh có hơn 2 ngàn cơ sở, doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản. Trong đó, Rau 1.165 cơ sở, doanh nghiệp với công suất sơ chế, chế biến được 2,4 triệu tấn rau nguyên liệu.
Cà phê có 490 doanh nghiệp cơ sở, chế biến với công suất chế biến đạt 320 ngàn tấn cà phê nhân và trên 10 ngàn tấn cà phê bột/năm. Chè có 220 doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè với công suất trên 46 ngàn tấn/năm . Mắc ca có 27 đơn vị chế biến và nhiều cơ sở hộ gia đình nhỏ lẻ, công suất chế biến đạt trên 6.500 tấn thành phẩm/năm .
Cây ăn quả có trên 102 cơ sở chế biến trái cây các loại với sản lượng trên gần 35 ngàn tấn thành phẩm.Tơ tằm có 152 cơ sở thu mua kén tằm và 32 cơ sở ươm tơ với công suất đạt trên 1 tấn kén/cơ sở/ngày. Chế biến thịt có 6 cơ sở giết mổ tập trung và 468 điểm nhỏ lẻ; 72 chợ và 1.110 quầy bán thịt gia súc, gia cầm .
Bên cạnh đó có 1 nhà máy chế biến sữa tươi thanh trùng với công suất 160 tấn/ngày và 12 trạm thu mua sữa trong toàn tỉnh. Công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản được đầu tư nâng cấp áp dụng đồng bộ các quy trình quản lý chất lượng trong chế biến như HACCP, ISO, Halal,…. Nhờ vậy, tỷ lệ rau quả qua sơ chế, chế biến đạt 74% tổng sản lượng, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch giảm còn khoảng 13,5%.
Mai An