Lamdongtv.vn - Tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác an toàn thực phẩm và triển khai các giải pháp quản lý an toàn thực phẩm trong thời gian tới. Tại điểm cầu Lâm Đồng, đại diện lãnh đạo sở y tế cùng một số Sở ngành trên địa bàn tỉnh đã tham dự .
Theo báo cáo, chỉ trong đầu năm 2025 đã có liên tiếp các vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả với quy mô lớn, mức độ nghiêm trọng được cơ quan công an phát hiện khởi tố, điển hình như: vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc chữa bệnh giả thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả với quy mô lớn, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận.

Các nguyên nhân chính của việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả là do lợi nhuận cao, trong khi chi phí đầu tư thấp, khiến nhiều đối tượng bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi này. Lợi dụng cơ chế quản lý thông thoáng hiện nay tạo điệu kiện cho doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh; đăng ký bản công bố sản phẩm, đa số các thực phẩm hiện nay được tự công bố.
Các công ty vi phạm dùng chiêu trò tinh vi để sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, qua mặt cơ quan chức năng và lừa người tiêu dùng: gắn mác sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu nhưng thực chất từ một nước khác hoặc sản xuất trong nước với chất lượng thấp (10- 30% công bố); dùng tem nhãn, bao bì giả giống thương hiệu nổi tiếng cho sữa bột, thực phẩm chức năng, dầu ăn, gia vị; lập nhiêu công ty tạo mạng lưới phân phôi rộng lợi dụng bác sĩ, người nổi tiếng, truyền thông để quảng cáo sai công dụng, đặc biệt thực phẩm chức năng, sữa bột, sử dụng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử đề bán hàng giả. Nhiều người tiêu dùng chưa nhận thức đầy đủ và phân biệt rõ được thực phẩm, thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe; dễ tin vào quảng cáo sai sự thật, mua hàng qua mạng mà không kiểm tra kỹ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Từ đầu năm đến nay, toàn quốc đã có trên 4.000 cơ sở vi phạm bị xử lý về an toàn thực phẩm. Trước tình hình xuất hiện và lưu hành một số loại thực phẩm giả. Thứ Trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường trách nhiệm phòng chống thực phẩm giá trên địa bàn. Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm: xây dựng Luật An toàn thực phâm sửa đổi. Siết chặt việc quản lý việc công bố thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, trường hợp phát hiện quáng cáo hoặc công bô các thành phân chứa dươc chât không đúng quy định cần khẩn trương thu hồi, xử lý.
Rà soát các quy định về chức năng, trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân xã/phường nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, kiêm tra giam sát hoạt động sản xuât kinh doanh thuôc, phòng chông sản xuât, buôn bán thuôc giả thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc không đạt chất lượng.../.
Minh Hiên