Tin tức

ĐBQH tỉnh Lâm Đồng tham gia thảo luận tổ.

Thứ bảy, 17/05/2025 - 07:17

Lamdongtv.vn - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, , các đại biểu Quốc hội tổ số 18, gồm 3 tỉnh: Lâm Đồng, Thanh Hoá, và Tiền Giang đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc;


Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng cũng đã tham gia thảo luận các nội dung này.
 

Thảo luận tại tổ, đa số ý kiến các đại biểu khẳng định việc xây dựng dự thảo Nghị quyết là cần thiết nhằm kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền và đổi mới công tác xây dựng pháp luật, nhất là Nghị quyết 27 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Nghị quyết số 66 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Kết luận số 119 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật.

Đồng thời, khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính; bảo đảm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, qua đó, tạo bước đổi mới đột phá, chiến lược, kịp thời, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đề nghị cần làm rõ chính sách hỗ trợ đối với người tổ chức thi hành pháp luật và một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân:
 
Đối với Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, đại biểu Nguyễn Tạo bày tỏ thống nhất việc ban hành Luật nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết số 130/2020/QH14 ngày 13/11/2020 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc. Thời gian qua, Việt Nam đã cử gần 1.100 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (trong đó có 13 sĩ quan công an) đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ UNMISS (Nam Sudan), phái bộ MINUSCA (Cộng hòa Trung Phi), phái bộ UNISFA (khu vực Abyei), phái bộ EUTM-RCA (phái bộ huấn luyện của Liên minh châu Âu tại CH Trung Phi). Tại Khoản 2 Điều 2 quy định đối tượng là "Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc", đại biểu bày tỏ băn khoăn với việc cử lực lượng dân sự tham gia lực lượng này bởi Hiến pháp quy định chỉ có lực lượng vũ trang (quân đội, công an), đề nghị chỉ quy định nhóm đối tượng là lực lượng vũ trang vì đây là lực lượng mang tính đặc thù riêng, còn đối tượng là lực lượng dân sự thì được văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh../.
 
 Hữu Phúc

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang chủ, cột giữa Quảng cáo trang nội dung, cột giữa TT