(Lamdongtv.vn) - Tại Thành phố Hà Nội, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về kết quả hoạt động của Chính phủ điện tử
Sáng ngày 12.2, tại Thành phố Hà Nội, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về kết quả hoạt động của Chính phủ điện tử.
Tham dự hội nghị có các Phó Thủ tướng, đại diện các bộ ngành, địa phương. Đầu cầu tỉnh Lâm Đồng có ông Phan Văn Đa - Phó chủ tịch UBND tỉnh và các sở ngành liên quan.
Báo cáo nghị cho thấy, đến nay 100% bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với Trục liên thông văn bản quốc gia; tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi qua mạng tăng từ 72% năm 2018 lên 86,5% năm 2019. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 93,4% quận, huyện, thị xã; 100% tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Đến nay, có trên 44.200 tài khoản đã đăng ký trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; có hơn 13.4 triệu lượt truy cập; Có hơn 854.000 hồ sơ đồng bộ trạng thái trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đã tiếp nhận, trả lời trên 3900 cuộc gọi của người dân, doanh nghiệp đến tổng đài hỗ trợ.Các bộ, ngành, địa phương đang tích cực triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai phần mềm Một cửa điện tử để xử lý hồ sơ công việc.Bên cạnh đó đã bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trên toàn quốc. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của Chính phủ cũng gặp không ít khó khăn như: hành lang pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử chưa được ban hành, các cơ sở dữ lệ chậm triển khai; An toàn, an ninh mạng tại các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế; Hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu.
Năm 2020, Chính phủ đặt ra mục tiêu 100% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu kết nối với quốc gia và có Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng. Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần xây dựng, ban hành Chiến lược, thể chế phát triển và hoàn thiện các hệ thống tạo nền tảng cho Chính phủ điện tử. Ưu tiên triển khai tại bộ, ngành, địa phương hệ thống cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử; Hệ thống thông tin báo cáo, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cấp bộ/tỉnh. Đồng thời xây dựng trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng;Thương mại hóa 5G, chương trình chuyển đổi máy 2G lên máy 4G/5G và tiến tới tắt sóng 2G, để 100% người dân có máy điện thoại thông minh được coi là nền tảng để thúc đẩy CPĐT và chuyển đổi số.
Mai An