Tin tức

Chống Covid-19, không “bỏ quên” dịch sởi

Thứ sáu, 14/02/2020 - 07:19

Không chỉ riêng TP Hồ Chí Minh mà cả khu vực phía Nam, tình hình bệnh nhân nhập viện do sởi không hề giảm mà đang có xu hướng gia tăng

Do đó, bên cạnh việc cảnh giác phòng chống dịch bệnh mới nổi như Covid-19, thì TP cũng không lơ là, bỏ quên dịch sởi, đặc biệt là việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Ghi nhận tại khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi Đồng 1và Nhi Đồng 2 - TPHCM, mỗi ngày vẫn tiếp nhận mới và điều trị cho khoảng hơn 20 trẻ mắc sởi. Trong đó có ít nhất từ 2-3 ca bệnh diễn tiến nặng phải điều trị cấp cứu tích cực. Những ca mắc sởi thường gặp ở trẻ đến tuổi mà chưa được chích ngừa hoặc những trẻ chích mũi thứ nhất nhưng bỏ qua mũi thứ 2 chưa chích lại. Điều này cho thấy nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa cảnh giác với loại bệnh dễ lây lan và dễ bùng nổ thành dịch và có thể ảnh hưởng nghiêm trong tới sức khỏe của trẻ. 

Chị Trần Thinh Phượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh: ở nhà tự nhiên cái sốt, cái tướt, em nghĩ mọc răng vậy đó, em thấy nó mọc hột hột lên, em đưa lên đây thì nói có anh nó bị trên đây, xin vô thì các bác sĩ khám, kiểm tra chụp đồ này nọ rồi nói nó bị sởi. Thằng anh thì có chích ngừa nhưng không chích mũi chích lại, còn bé em là chưa kịp chích, tại vì ngay 9 tháng tuổi, Tết bé bị viêm phế quản nên là đi lên chích mấy lần không được.  
Dịch sởi được cho là khởi phát vào thời điểm tháng 9, tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên theo ghi nhận tại TPHCM và các tỉnh thành phía Nam thì số ca mắc sởi đến thời điểm hiện tại chẳng những không hề thuyên giảm mà còn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tình hình khám và điều trị tại cộng đồng. 

Bs. Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bv Nhi Đồng 1, Tp Hồ Chí Minh: hiện nay, bệnh sởi không giảm được, lúc nào trong khoa cũng có mười mấy-20 ca, trong đó có 2-3 ca nặng cần thở ô xy, thậm chí thở máy hoặc thở xipap, thì nó không giảm xuống. Nguyên nhân là do độ phủ vacxin của mình không tốt và do người mẹ họ không hiểu được nếu họ chích vac xin thì họ sẽ chuyền cho con 9 tháng đầu
  Mặc dù ngành y tế đã tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, trong đó có bệnh sởi, nhưng giữa tình hình dịch bệnh nCoV2019 bùng phát và chiếm hết sự quan tâm của mọi người, mọi nhà, thì bệnh sởi “có vẻ” như bị lơ là, quên đi việc phòng tránh cả ở gia đình lẫn trong công tác phòng chống dịch sởi ở cộng đồng. Chính vì vậy, những gia đình có con nhỏ cũng cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh sởi tại gia đình, tại cộng đồng. 

Bs. Huỳnh Lâm Thùy Trinh, Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2, TP Hồ Chí Minh : Mùa này là giao mùa, thì vi trùng sởi có hoạt động thì biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm quan trọng là chích ngừa cho đứa nhỏ, bên cạnh đó phát hiện đứa nhỏ sốt cao mấy ngày liên tục sau đó đứa nhỏ phát ban ra, phát ban ở mặt, ở mắt sau đó lây lan khắp người,…đầu tiên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám cho đúa bé, nếu nghi ngờ sởi thì cách li tại nhà, thì chăm sóc cho bé bên cạnh đeo khẩu trang thì rửa tay chân sạch sẽ. 

Bs. Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bv Nhi Đồng 1, Tp Hồ Chí Minh : phụ huynh không nên vì lý do gì mà hoãn chích ngừa của em bé 9 tháng tuổi, một số phụ huynh nói tịa nó có bệnh, thực ra bệnh nhẹ vẫn chích như thường, vẫn tạo được kháng thể, vì sởi rất là quan trọng, nếu chúng ta bị sởi thì em bé miễn dịch rất là kém, ngay cả con corona mới này nếu gặp sởi là nhảy vô luôn, nó làm nặng thêm.
   Những biểu hiện ban đầu của bệnh sởi rất giống với nhiều bệnh truyền nhiễm và nhiễm khuẩn khác như ho, sốt, viêm họng,… ở trẻ. Các chuyện gia y tế cũng khuyến cáo người dân nên áp dụng các biện pháp dự phòng cho cá nhân, cho cộng đồng, tại nhà trường và cả cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nhất là phải thực hiện tốt việc chích ngừa các loại vac xin phòng bệnh trong đó vó vac xin sởi cho trẻ khi trẻ đến tuổi, kể cả người mẹ trước khi mang thai cần được chích ngừa đầy đủ để tránh cho trẻ ra đời được an toàn trong 9 tháng đầu./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Dự báo nông vụ: Chăm sóc cây lúa

(Lamdongtv.vn) - Tỉnh Lâm Đồng đã gieo cấy khoảng 15.000ha lúa. Trong đó, diện tích lúa Đông Xuân là gần 11.000ha; còn lại là những diện tích lúa Hè Thu. Theo điều tra dự tính dự báo của cơ quan chức năng, những tuần gần đây, hàng chục hec-ta lúa ở LĐ bị bệnh đạo ôn lá, khô vằn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, ngộ độc phèn…

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa