Thành phố Hà Nội đã có đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo chia năm học thành 4 kỳ nghỉ . Nhiều ý kiến nhận định đề xuất chia năm học thành bốn kỳ, rút ngắn thời gian nghỉ hè là hợp lý, cũng là xu hướng của thế giới nhưng phải xem xét cẩn thận.
Mới đây, lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã có đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo chia năm học thành 4 kỳ nghỉ thay vì 1 kỳ nghỉ hè và 1 đợt nghỉ tết như hiện nay. Nhiều ý kiến nhận định đề xuất chia năm học thành bốn kỳ, rút ngắn thời gian nghỉ hè là hợp lý, cũng là xu hướng của thế giới nhưng phải xem xét cẩn thận.
đồng tình là ý kiến của nhiều phụ huynh trước đề xuất chia năm học làm thành bốn kỳ học, tương ứng với bốn kỳ nghỉ, trong đó nghỉ hè khoảng 35 ngày, Tết 30 ngày, hai kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ hai tuần.
Nhìn nhận ở khía cạnh tâm lý học, PGS Nguyễn Thành Nam cho rằng việc 1 năm học kéo dài liên tục 9 tháng như hiện nay và sau đó nghỉ hè trọn 3 tháng là không hợp lý. Đặc biệt, việc chỉ được nghỉ 1 ngày khi chuyển giao giữa học kỳ 1 và 2 như hiện nay không có ý nghĩa. Vì thế việc chia năm học có 4 kỳ nghỉ với thời gian ngắn là hoàn toàn hợp lý với cả học sinh và giáo viên.
Cũng theo chuyên gia, trong bối cảnh hiện tại nói giáo dục con người nhiều hơn thì khoảng thời gian nghỉ như vậy là cần thiết để cân bằng hoạt động học tập và trải nghiệm cuộc sống. Đồng thời sẽ là giải pháp để hạn chế tình trạng học sinh phải đi học thêm dịp hè khi nghỉ quá dài như trước đây.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng kiến nghị, đây là việc liên quan đến hàng triệu học sinh và hàng triệu gia đình. Vì thế, việc triển khai cần phải có đánh giá kỹ, đồng bộ trên cả nước chứ không phải là ở 1 địa phương. Cùng với đó, phải có lộ trình hợp lý về cả thời gian và hiệu chỉnh lại chương trình học.
Hiệu chỉnh chương trình là điều không khó với ngành giáo dục, tuy nhiên, việc học sinh nghỉ học kéo theo rất nhiều tác động xã hội. Vì thế, nó cần phải được nghiên cứu trên bình diện rộng, quan tâm đến hiệu quả dạy học, cũng như tâm thế, sự sẵn sàng của các phụ huynh./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng