Tin tức

Thanh niên làm giàu từ mô hình nuôi chim cút

Thứ sáu, 27/03/2020 - 10:51

(Lamdongtv.vn) - Trong thời đại phát triển, khi nhiều cơ hội và vùng đất mới mở ra cho các bạn trẻ, thì cũng có không ít thanh niên vẫn mong muốn được lập nghiệp và làm giàu tại quê nhà, từ đó, góp sức xây dựng mãnh đất quê hương của mình

Cụ thể như tại xã Tân Lâm, huyện Di Linh, với mô hình nuôi chim cút, thanh niên xã đã cùng tìm tòi, học tập lẫn nhau, xây dựng mô hình trang trại cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng. 
Còn rất trẻ, thế nhưng 2 chị em Trần Ngọc Lan và Trần Ngọc Huyền, ngụ tại xã Tâm Lâm, huyện Lâm Hà đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi chim Cút, với bầy cút lên đến hàng chục ngàn con. Toàn bộ số trứng luôn được đại lý thu mua với mức giá từ 20 đến 35.000đ/kg. Tuy nhiên, tiền trứng chỉ đủ bù vào tiền con giống, thức ăn cho chim, công cán,… Nguồn lãi hàng ngày của 2 chị em phần lớn là từ phân cút. 1kg phân cút hiện có giá bán 1.400đ/kg, với vùng cà phê Tân Lâm -  Di Linh thì hầu như trại cút của hai cô gái không đủ phân để cung cấp cho bà con nơi đây. 
Còn hộ anh Trần Văn Cương cũng có trại cút với 15.000 con, với nhiều lứa nuôi gối nhau cho thu nhập đều mỗi tháng. Từ con giống mới nở cho đến lúc đẻ trứng chỉ có 50 ngày, còn đối với con giống 20 ngày tuổi thì sau 30 ngày chăm sóc, chim cút sẽ bắt đầu cho trứng. Đặc biệt, chim cút đẻ liên tục, sau 4 – 5 tháng lại bắt đầu thay con giống khác để cho sản lượng trứng cao hơn. Ngoài những kỹ thuật chăn nuôi cơ bản thì anh Cương còn áp dụng cho chim cút nghe nhạc để giảm tiếng động khiến cút giật mình, mất sản lượng trứng.
Ngoài các mô hình chăn nuôi khác, hiện nay, tại xã Tân Lâm, huyện Di Linh có 3 hộ nuôi chim Cút, đều là mô hình của thanh niên. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, bước đầu, mô hình nuôi chim cút đã đem lại thu nhập cao, đã có nhiều đoàn viên thanh niên trong và ngoài xã đến học hỏi kinh nghiệm. Đây cũng là mô hình được Đảng ủy, Chính quyền địa phương quan tâm, khuyến khích phát triển.
Mặc dù trong thời điểm hiện tại, giá trứng cút có phần thấp hơn do ảnh hưởng chung của dịch Covid 19, nhưng đây vẫn là nghề chăn nuôi khá ổn định. Cụ thể, trứng cút nhập cho đại lý, phân cút bán cho nông dân quanh vùng, sau 6 đến 9 tháng nuôi thì cút thải cũng đều được thu mua để chế biến món ăn. Qua đó, thanh niên xã Tân Lâm, huyện Di Linh đang ngày 1 khẳng định sự đúng đắn trong lựa chọn hướng đi, là những tấm gương vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.
Phương Thảo

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa