Thời gian qua, có không ít trường hợp các cơ sở điều trị cai nghiện ma túy tập trung bị quá tải. Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, rũ bỏ mặc cảm thì cần hơn nữa những mô hình điều trị ma túy thân thiện tại gia đình, gắn liền với khu dân cư và cộng đồng
Mặc cảm, cảm giác bị kì thị và rất mong được sự hỗ trợ từ chính người thân và cộng đồng xung quanh mình. Đó chính là tâm sự của những người đã từng sử dụng ma túy.
Vào tháng 2/2020, hơn 30 học viên cai nghiện đã bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện tại tỉnh Tiền Giang. Trước đó cũng từng xảy ra rất nhiều vụ việc tương tự. Điều này cho thấy đã đến lúc cần đổi mới các mô hình điều trị ma túy nhằm phù với tình hình mới.
Với mục tiêu phát huy sự tham gia của cộng đồng, mô hình “Tăng cường hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi với người tham gia cai nghiện ma túy” của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng SCDI đã được triển khai thí điểm tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí minh bước đầu đã đem lại hiệu quả.
Với những bước đi ban đầu có thể thấy chính sách của Nhà nước cũng như nhận thức của xã hội về người sử dụng ma tuý tại Việt Nam đang dần thay đổi. Trong đó cần tăng cường dự phòng, hướng tới tính nhân văn để người điều trị cai nghiện cảm thấy tự tin hòa nhập cuộc sống.
Tin từ phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng