Theo điều lệ trường tiểu học mới Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh được vượt lớp trong phạm vi cấp học. Theo chuyên gia, thay đổi này là tích cực hướng tới giáo dục theo cá nhân hóa
Tuy nhiên, việc quyết định cho học sinh được vượt lớp cần rất cẩn trọng và đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là tâm lý.
Có trí nhớ vượt trội, nên em Nguyễn Bùi Đức Dũng được bố mẹ cho học vượt lớp ngay từ lớp 1. Kém hơn 1 tuổi so với các bạn của mình nhưng hiện Dũng là học sinh có thành tích nổi trội nhất về nhiều mặt, đặc biệt là môn Toán. Vui vì có học sinh có khả năng ghi nhớ đặc biệt, tuy nhiên cô Nguyễn Ngọc Linh cũng phải thường xuyên trao đổi với gia đình để nắm bắt sự thay đổi về tâm lý của Dũng.
Em Nguyễn Bùi Đức Dũng – Trường THCS Newton, Hà Nội nói: Hồi tước thích đi học nhưng bây giờ có hơi ngược lại hơi chán với rất nhiều bài tập về nhà.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Linh – Trường THCS Newton, Hà Nội nói : Cá tính khá ngây thơ, tuy nhiên trong quá trình làm công tác chủ nhiệm thường xuyên theo dõi đặc điểm tâm sinh lý, bạn giống như các bạn khác thường xuyên liên hệ với gia đình nắm bắt được đặc điểm của bạn để có hỗ trợ.
Tại ngôi trường này có khá nhiều học sinh học vượt lớp. Theo đại diện nhà trường, để được vượt lớp các em đã phải qua 1 quá trình đánh giá chặt chẽ về cả thể lực, trí lực và tâm sinh lý. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó mà việc theo dõi quá trình phát triển nhất là về tâm lý của những em này sẽ được lưu tâm hơn so với các bạn khác.
Cô giáo Hoàng Thị Mận – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Newton, Hà Nội cho biết : song song với chương trình nắm bắt được năng khiếu các con trường luôn xác định phần tâm sinh lý cần có độ cân bằng nhất định vì dù sao có độ trễ, thầy cô giáo chủ nhiệm là người bạn tâm tình trao đổi, có thể nói chuyện với các con để xem có khó khăn gì không. Phối hợp với phụ huynh đồng hành cùng các con
Thực tế, học sinh học vượt lớp không phải chưa có tiền lệ ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Vượt trội về trí tuệ có thể vượt lớp là rất đúng về mặt khoa học. Tuy nhiên, đánh giá từ góc độ tâm lý nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi tâm lý phát triển theo lứa tuổi, nếu vượt lớp chỉ đánh gía dựa vào trí tuệ và sức khoẻ là chưa toàn diện, thậm chí có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ khó lường.
TS Vũ Thu Hương – Chuyên gia tâm lý cho hay : Mỗi lứa tuổi có cảm xúc tâm lý khác nhau, nên vượt dẫn đến vấn đề tâm lý, kích thích cho các bạn cùng lớp khó chịu dẫn tới bắt nạt, tẩy chay học sinh này, lúc đó chính học sinh này bị tác động
Cũng theo chuyên gia, việc áp dụng quy định này ở cấp tiểu học càng nên được cả phụ huynh và nhà trường cân nhắc kỹ. Bởi với học sinh cấp THCS hay THPT có thể phù hợp hơn vì lúc đó các em đã hình thành được sở thích và năng lực cũng bộc lộ khá rõ. Còn với tiểu học thì cần phải có đánh giá khoa học và cẩn thận vì lứa tuổi này còn rất nhỏ. Cùng với đó, cơ hội lớn đồng nghĩa với thách thức nhiều, đặc biệt là sự ảo tưởng, kỳ vọng quá mức của cha mẹ về sự tài giỏi, thần đồng của con và bệnh thành tích đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam.
Ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ, Hà Nội nói: Khuyến khích tận dụng được tài năng, có thể rút ngắn thời gian học phổ thông nhưng hết sức thận trọng, không cẩn thận đẩy phụ huynh vào vòng đua, phụ huynh thích thành tích và con mình là thần đồng, rất hay nhưng nên làm cấp nào thôi, cấp dưới càng phải thận trọng
PGS Trần Thành Nam – Chuyên gia tâm lý cho biết : Với chúng ta nói học vượt lớp liệu có phù hợp, nên cạnh quy định cho sinh vượt lớp vẫn phải học theo phương pháp và tốc độ của lớp vượt đó đôi lúc không phù hợp với nhận thức của đứa trẻ và đứa trẻ có nâng cao như vậy thì phương pháp phải thay đổi.
Mong muốn khuyến khích, tận dụng được các nhân tài, cũng giúp các em rút ngắn bớt thời gian học phổ thông là đúng. Song, từ những nguy cơ về tâm lý khi trẻ học vượt lớp có thể gặp phải thì các chuyên gia cũng khuyến nghị việc thực hiện vượt lớp chỉ nên là hiện tượng cá biệt và có sự di chuyển linh hoạt chứ không nên đưa thành quy định cứng được đóng khung trong điều lệ trường học như hiện nay./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng