Xây dựng sản phẩm OCOP hợp lý để kết hợp được cả hai là một hướng đi mới được một số địa phương ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi tập trung triển khai trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Xây dựng vườn mẫu, những tuyến đường hoa để hình thành làng du lịch nông nghiệp được một số địa phương trong cả nước triển khai thành công. Bởi du lịch đang cần thêm những sản phẩm đặc trưng hấp dẫn để làm mới, thu hút khách trong khi nhiều sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cần đa dạng hóa, mở rộng thị trường.
Xây dựng sản phẩm OCOP hợp lý để kết hợp được cả hai là một hướng đi mới được một số địa phương ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi tập trung triển khai trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Những khu vườn tạp giờ đã trở thành những vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đây là chủ trương xây dựng vườn mẫu của thôn Dương Quang, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức trong phát triển làng du lịch nông nghiệp theo chương trình mỗi xã một sản phẩm. Những mảnh vườn cây trái đang được người nông dân bỏ công chăm sóc. Người dân hi vọng, tương lai không xa, những sản phẩm nông nghiệp do chính mình làm ra sẽ hấp dẫn được du khách gần xa.
Thôn Dương Quang, xã Đức Thắng đang được tập trung xây dựng để trở thành điểm du lịch cộng đồng. Đường làng, ngõ xóm được mở rộng, bê tông, thoáng đãng, sạch sẽ. Ven đường là những sắc hoa tươi. Hoa bao phủ khắp thôn làm nên vẻ đẹp của một làng quê nông thôn mới trù phú. Nơi đây đang hình thành làng du lịch nông nghiệp trong tương lai không xa.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, huyện Mộ Đức đã đưa các sản phẩm nông nghiệp tham gia vào chuỗi phát triển du lịch cộng đồng. Đây được xem là hướng đi mới của huyện Mộ Đức, song song với việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đặc trưng của địa phương.
Xóm Cây Gạo của xã Đức Tân và thôn Dương Quang của xã Đức Thắng đang được tập trung xây dựng để trở thành điểm du lịch cộng đồng trong tương lai của huyện Mộ Đức. Đây là hướng đi mới của huyện Mộ Đức trong thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng