(Lamdongtv.vn) - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh; Đc Trần Văn Hiệp - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh; và Đc Trần Đình Văn - Phó Bí thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng lần thứ 2, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Hội nghị nhằm đánh giá kết quả kinh tế - xã hội năm 2020, triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2021 tạo tiền đề cho mục tiêu của cả nhiệm kỳ mới. Tham dự có các Đc trong BTV Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN tỉnh; các Đc trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Theo báo cáo, dù gặp không ít khó khăn chung, nhưng năm 2020 mức tăng trưởng nền kinh tế của Lâm Đồng vẫn tăng 3,15%, lĩnh vực nông nghiệp tăng 4,4%, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tuy không đạt so kế hoạch đề ra nhưng đều tăng so với cùng kỳ; cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ đều vượt so kế hoạch; thu hút đầu tư tăng; số doanh nghiệp mới tăng 13,63% so cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tính đến ngày 26/11/2020 là 8.251 tỷ đồng, bằng 88,8% dự toán địa phương và bằng 108,7% so cùng kỳ. Khách du lịch đến Lâm Đồng đạt 4 triệu lượt giảm 44%; toàn tỉnh có thêm 9 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, 4 huyện đạt chuẩn, lũy kế đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 104 xã (chiếm 85,6%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, toàn tỉnh xảy ra trên 580 vụ vi phạm, tuy nhiên trong đó tỷ lệ vắng chủ còn cao chiếm hơn 55%. Dù số vụ giảm so với cùng kỳ, nhưng gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp phức tạp tại các địa bàn, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đam Rông, Lạc Dương, Đà Lạt… Về giải ngân vốn đầu tư công, ước đến 31/12/2020 Lâm Đồng giải ngân đạt khoảng 95%.
Năm 2020 có 1.250 doanh nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh được thành lập có hiệu lực lên hơn 10.180 doanh nghiệp. 31 dự án được cấp mới, thu hồi chấm dứt 10 dự án. An sinh xã hội tiếp tục có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên với thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 71 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo trong năm giảm 0,5%, hộ nghèo vùng DTTS giảm 2%… Lĩnh vực an ninh chính trị, đảm bảo trật tự xã hội tiếp tục được đảm bảo. Đặc biệt, công tác xây dưng chính quyền, cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 xếp thứ 26/63 tỉnh thành tăng 5 bậc so với năm 2018; chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2019 xếp thứ 40/63 tỉnh thành, tăng 7 bậc so với năm 2018.
Đối với công tác phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục được các cấp, các ngành triển khai với các giải pháp đồng bộ theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Trong thời gian qua Lâm Đồng đã tổ chức thực hiện giám sát, cách ly y tế hết thời gian cho các trường hợp bắt buộc; đến nay toàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp nhiễm COVID-19 nào; song song đó các ngành, địa phương tiếp tục triển khai các phương án phòng chống, đồng thời tổ chức các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách.
Bên cạnh kết quả đạt được, năm 2020 một số lĩnh vực của Lâm Đồng còn những hạn chế, khó khăn về giải ngân vốn đầu tư công; quản lý quy hoạch và trật tự đô thị; xử lý rác thải, đặc biệt là tình trạng vi phạm Luật lâm nghiệp diễn ra phức tạp, nhiều vụ việc nổi cộm, nghiêm trọng về phá rừng cần được xử lý dứt điểm; việc giải quyết đơn thư khiêu nại, tố cáo còn kéo dài; dịch bệnh trên đàn vật nuôi gây thiệt hại trong sản xuát của nhân dân…
Các ngành, địa phương đã tập trung phân tích, đánh giá, nêu lên những hạn chế, yếu kém, trên cơ sở đó đề ra giải pháp thực hiện trong năm 2021 và mục tiêu chung của tỉnh trong thời gian tới với những vấn đề về thúc đẩy chỉ tiêu tăng trưởng; tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường - khoáng sản; giải pháp bảo vệ rừng; đầu tư nông thôn mới, giảm nghèo; phát triển cơ sở hạ tầng; thu hút đầu tư; tiếp tục các phương án phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp phân tích, làm rõ những vấn đề liên quan đến tăng trưởng, trong đó đề ra những giải pháp thúc đẩy cơ cấu nền kinh tế về nông nghiệp, phát triển công nghiệp, dịch vụ, kích cầu hoạt động du lịch, thu hút đầu tư, tập trung triển khai các công trình, dự án trọng điểm…. sau dịch COVID-19. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, mục tiêu của nhiệm kỳ mới đặt ra không ít thách thức, tuy nhiên Lâm Đồng sẽ quyết tâm, tạo bứt phát từ những thành quả có được, và để làm được điều này một trong nhiệm vụ quan trọng đó là tinh thần, trách nhiệm người đứng đầu các sở, ngành, chính quyền các huyện, thành phố và ngay cả chính quyền các xã, thị trấn cần được phát huy, phải nêu cao trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành, tạo sự thống nhất để thực hiện mọi nhiệm vụ.
Kết luận hội nghị, Đc Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đức Quận, khẳng định sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ của năm 2020. Một trong điều đáng ghi nhận là toàn tỉnh đã vào cuộc, thực hiện các phương án khả thi nhất để vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, năm 2020 Lâm Đồng vẫn có 5/17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt, vì vậy để hoàn thành mục tiêu năm 2021 và tạo tiền đề cho cả nhiệm kỳ, những đánh giá, phân tích và ý kiến làm rõ của các ngành, địa phương rất quan trọng, là cơ sở để chúng ta tiếp tục vượt thoát, vươn lên. Nhất là việc góp ý kiến cho các chỉ tiêu trong dự thảo Nghị quyết, quan điểm đề ra bảo đảm phù hợp trong điều kiện khó khăn chung của cả nước và địa phương. Đc Bí thư Tỉnh ủy đề nghị mỗi cấp, mỗi ngành cần thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết cao nhất, đồng bộ nhất để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2021 và mục tiêu chung Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 đã đề ra. Đc Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Quận, đề nghị sau hội nghị này UBND tỉnh, các ngành, địa phương khẩn trương cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy, tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm lần thứ 17; Việc thực hiện tốt các nhiệm vụ trong năm 2021 sẽ góp phần quan trọng, tạo khí thế, xung lực mới cho việc hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 đề ra./.
Mạnh Thành