Châu Âu là thị trường lâu năm và có tiềm năng của cà phê Việt. Chính những tiêu chuẩn rất cao của thị trường này đã trở thành động lực để ngành cà phê chuyển mình
Mặt khác, EVFTA là con đường lớn, nhưng trên đó đầy rẫy thách thức mà các doanh nghiệp cà phê phải vượt qua để thuận lợi chinh phục thị trường châu Âu.
Đây là những tấn cà phê organic đầu tiên của Việt Nam lên đường sang Châu Âu theo hiệp đinhh EVFTA, đánh dấu sự phát triển của cà phê Việt Nam trên con đường hội nhập. Đằng sau đó là cả một quá trình nỗ lực của doanh nghiệp để ghi danh thương hiệu Việt cho những hạt cà phê organic.
Ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch HĐTV - Công ty TNHH Vĩnh Hiệp - TGĐ L'amantcafe : Cái Organic này nó sẽ đem lại một cái giá trị thặng dư rất lớn cho ngành công nghiệp cà phê VN và người nông dân Tây nguyên. hi vọng 5-10 năm tới thì sản lượng vào Châu Âu lớn và đặc biệt đem lại kim ngạch xuất khẩu rất cao, và sinh kế cho nông dân rất tốt.
Châu Âu là thị trường lớn của Cà phê Việt Nam, chiếm 40% tổng kim ngạch. Thị phần vào Châu Âu của những DN lớn có thể chiếm đến 55% và tăng trưởng ổn định liên tục qua các năm, . Tuy nhiên, để bước chân được vào "cánh cửa" này là một “cuộc chiến” không hồi kết, mà đầu tiên là phải vượt qua rào cản kỹ thuật rất nghiêm ngặt.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group : khi anh có bạn hàng khó khăn nghiêm ngặt và kỹ luật thì anh sẽ tiến bộ và tôi nghĩ là phát triển cho cả 2 phía.
Ông Will Mackereth, Giám đốc Chuỗi Cung ứng, Nestlé Việt Nam : Chúng tôi đã có nhiều năm thực hiện dự án phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam, giúp nông dân quản lý canh tác cà phê tốt để có nguyên liệu đạt chất lượng được Châu Âu chấp nhận.
Vào được Châu Âu đã khó, nhưng duy trì và tăng trưởng thị phần còn khó hơn. Mặt trái của những ưu đãi về thuế từ EVFTA, chính là tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá. Để trụ vững, thì buộc DN cà phê Việt phải tự cơ cấu lại sản xuất với mức giá thành tốt nhất.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và thị trường Nông sản : Chúng tôi mong muốn chúng ta làm tốt khâu khảo sát thị trường và nắm bắt nhu cầu của các nước EU vì không nước nào giống nước nào, kể cả trong covid-19 thì những hình thức giao thương trực tuyến phải được đẩy mạnh/ và vấn đề truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý chúng ta phải làm tốt hơn.
Cánh cửa vào Châu Âu sẽ là cái đích mà các doanh nghiệp cà phê Việt nỗ lực hướng tới. Đây sẽ là một hành trình dài, và sẽ là xu hướng phát triển bền vững và hiệu quả cho cà phê Việt./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng