Tin tức

Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Thứ năm, 17/12/2020 - 06:30

Tài nguyên nước Việt Nam tuy được đánh giá là phong phú nhưng nguồn nước lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cấp ngoài biên giới. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nguồn nước Việt Nam càng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn

Đây là vấn đề được nhấn mạnh trong hội thảo quốc gia "An ninh nước và Biến đổi khí hậu - Thách thức và giải pháp hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam" diễn ra sáng nay tại Hà Nội.
Theo đánh giá tại hội thảo, Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến sự sẵn có, chất lượng và lượng nước cho các nhu cầu cơ bản của con người.  Ước tính, 90% thiên tai liên quan đến nước và ngày càng trở nên thường xuyên và dữ dội hơn… Đặc biệt, kịch bản biến đổi khí hậu – các hiện tượng cực đoan chỉ rõ số lượng bão mạnh đến rất mạnh tăng, gió mùa mùa hè bắt đầu sớm hơn, kết thúc muộn hơn, mưa trong thời kỳ gió mùa mùa hè tăng, số ngày rét đậm, rét hại giảm, số ngày nắng nóng tăng, hạn hán khắc nghiệt hơn… Từ đó, những rủi ro, thách thức về an ninh nước càng hiện lên rõ rệt.

PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương – Viện Khoa học KTTV và BĐKH cho biết : biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ, lượng mưa thay đổi, khả năng mưa nhiều hơn trong mùa mưa, ít hơn trong mùa mưa, gây nên tác động đến an ninh nước làm nguồn nước thừa vào mùa lũ, gia tăng nguy cơ ngập lụt, làm thiếu hụt trong mùa cạn, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, nguy cơ xâm nhập mặn cũng gia tăng, yếu tố này ảnh hưởng đến an ninh nước…

Chính vì vậy, các chuyên gia đã đề xuất các giải pháp nhằm biến thách thách thành cơ hội để quản lý nước bền vững, đảm bảo an ninh nước.

GS Trần Thục - Chủ tịch UBQG của Việt Nam về chương trình Thủy văn Quốc tế UNESCO : Thứ nhất là phải có hồ chứa để trữ, tiếp theo là sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, từng hộ dân, cộng đồng làng xã, các tỉnh có phương án trữ nước, tận dụng biến thách thức thành cơ hội, như đồng tháp 10 sợ ngập lụt sâu nhưng bây giờ là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản...

PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương – Viện Khoa học KTTV và BĐKH: Các giải pháp bao gồm tăng cường quản lý tài nguyên nước, chính sách, thực hiện về kinh tế kỹ thuật chống lại ô nhiễm nước và tác hại thiên tai liên quan đến nước. Cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đảm bảo nguồn nước đến… 

Ngày 17/11 vừa qua Quốc hội cũng đã thông qua luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi, theo đó Luật đã thể chế hóa cụ thể chương trình về ứng phó BĐKH, mối quan hệ giữa ứng phó BĐKH và an ninh nước, an ninh môi trường nước. Vì vậy đại diện Bộ TN&MT khẳng định sẽ xây dựng quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch bảo vệ môi trường để tham mưu Chính phủ ban hành kế hoạch chất lượng nước gắn với an ninh nước./.
Phòng Thời sự
Đài PTTH Lâm Đồng

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK