(Lamdongtv.vn) - Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng tơ tằm và nghề này đã đem lại thu nhập cao, ổn đinh cho nhiều cư dân địa phương
Lâm Đồng cần tích cực phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế khó khăn, đặc biệt là là các giải pháp chủ động sản xuất nguồn trứng giống tằm để nghề dâu tằm Lâm Đồng phát triển và khẳng định được thương hiệu tơ tằm Bảo Lộc.
Gia đình ông Lê Văn Hùng xã Phú hội, huyện Đức Trọng trước đây là một hộ nghèo. Gia cảnh ông sa sút sau khi cậu con trai út bị tai nạn nặng và nhiều tài sản phải đội nón ra đi để lấy tiền chữa bệnh cho con. Gia đình ông đã được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư trồng dâu nuôi tằm. Với sự trợ giúp về công lao động của các thành viên trong nhà, nghề trồng dâu nuôi tằm của gia đình ông Lê Văn Hùng ngày càng phát triển và thu nhập kinh tế đã được cải thiện.
Còn đối với bà Bà Vũ Thị Vân xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm nhiều năm qua. Ngay cả khi những lao động chính trong nhà đã đi làm ăn xa thì hai ông bà mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn đủ sức nuôi tằm với nguồn thu nhập ổn định. Nghề nuôi tằm tuy có bận rộn những không phải lao động nặng nhọc mà nghề này phù hợp với nhiều lứa tuổi với những công việc nhẹ nhàng..
Năm 2020, mặc dù nhiều ngành nghề sản xuất phát triển chậm thì dâu tằm Lâm Đồng vẫn đạt được mức tăng trưởng 24% với sản lượng gần 13 ngàn tấn kén, diện tích trồng dâu khỏng 8.500 ha. diện tích khoảng 11 ngàn ha. Có được kết quả ấy là bởi đây là loại hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất của Lâm Đồng về cả khí hậu thổ nhưỡng và nguồn nhân lực. Lâm Đồng cũn đã phát triển caccs chuỗi liên kết gắn sản xuất và tiêu thụ trong ngành dâu tằm. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 150 cơ sở thu mua kén tằm. Công nghệ sản xuất chế biến tơ lụa của Lâm Đồng đã được đầu tư rất cơ bản, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao với trên 100 dãy ươm tơ tự động, 400 mối/dãy, chất lượng tơ Lâm Đồng đã được nâng lên, trong đó có 80% sản lượng tơ đạt cấp cao và 20% tơ thủ công và chất lượng sản phẩm tơ tằm Lâm Đồng ngày càng được nâng lên.
Năm 2020, ngành chăn nuôi chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhất là dịch tả lợn Châu Phi nên tăng trưởng chậm hơn các năm trước. Riêng sản lượng kén tằm, mặc dù bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid 19 nhưng vẫn tiếp tục tăng cao với sản lượng đạt 12.500 tấn, tăng 24% so năm 2019. Đây cũng chính là loại hình chăn nuôi xóa đói, giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho nhiều nông dân trên địa bàn Lâm Đồng.
Mai An