(Lamdongtv.vn) - Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, khẳng định: Công tác xây dựng thể chế, được xác định là một trong " 3 khâu đột phá chiến lược” cho sự phát triển của đất nước.
Sáng ngày 16/9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về xây dựng và hoàn thiện thể chế. Tham dự tại điểm cầu Lâm Đồng có ông Trần Đình Văn - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; ông Trần Văn Hiệp - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, khẳng định: Công tác xây dựng thể chế, được xác định là một trong “ 3 khâu đột phá chiến lược” cho sự phát triển của đất nước. Đây là nội dung quan trọng được Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 13 đã xác định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn thời gian qua thì công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, đòi hỏi phải tháo gỡ kịp thời, đáp ứng cho sự phát triển. Người đứng đầu Chính phủ, cho rằng chúng ta đang xây dựng một đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có thu nhập cao, do đó phải song hành với “ thể chế chất lượng cao” tạo ra môi trường giải phóng sức sản xuất, huy động, khai thác nguồn lực hiệu quả để phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giải phóng mọi tiềm nă ng phát triển cuẩ đất nước, là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Muốn vậy, một trong yêu cầu cơ bản là phảo bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật theo đúng tinh thần Văn kiện Đại hội 13 của Đảng. Điều này đòi hỏi Nhà nước chỉ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản pháp luật dựa trên một sự cân nhắc, tính toán thật căn cơm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đánh giá tác động KT-XH, bảo đảm được tính dự báo, tính khả thi của các quy định pháp luật. Thủ tướng Chính phủ Phạm Chính, nhấn mạnh nhưng ý kiến, trao đổi, đánh giá cụ thể của các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia xây dựng pháp luật tại hội nghị này rất quan trọng, không chỉ phát huy thành công mà chúng ta đã làm được, đây còn là tiền đề, cơ sở tốt để trong thời gian tới việc ban hành, áp dụng thể chế chính sách trúng và đúng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, tổng kết 15 năm triển khai Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là 5 năm qua hệ thống pháp luật cơ bản đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý để phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến: Cán bộ công chức, viên chức; kinh tế, văn hóa, xã hội, đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế… tạo hành lang pháp lý, hoạt động. Tuy nhiên, thực tế công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế cũng bộc lộ những bất cấp cần được sửa đổi, bổ sung.
Theo Bộ Tư pháp và các ý kiến góp ý của các ngành, địa phương phân tích kỹ hiện thể chế hiện nay đó là hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh với số lượng lớn văn bản dưới luật, một số quy định còn chồng chéo, mẫu thuẫn, tính khả thi, tính dự báo chưa cao, ảnh hưởng đến tính ổn định của thệ thống pháp luật. Một số quy định chưa đáp ứng yêu cầu chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, phải có sự thống nhất các văn bản trong thi hành. Những hạn chế, bất cập này có nguyên nhân khách quan và chủ quan cần được nhìn nhận rõ, đầy đủ và đưa ra giải pháp khắc phục để hoàn thiện trong thời gian tới./.
Mạnh Thành