Tin tức

Xây dựng công trình thủy lợi: nhu cầu bức thiết cho sản xuất

Thứ ba, 28/02/2023 - 09:09

(Lamdongtv.vn) - Cha ông ta xưa nay vẫn có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để nhấn mạnh vai trò của nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Đúng vậy, nước tưới là yếu tố quyết định đến hiệu quả canh tác

Trong lúc đó, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn Lâm Đồng đã hư hỏng, xuống cấp, không đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho diện tích nông nghiệp ngày càng được mở rộng. Và nông dân Lâm Đồng đang chuẩn bị cho vụ sản xuất trong mùa khô như thế nào? 
 

 
Ông Nguyễn Cửu Hoàng thôn Lộc Quý xã Xuân Thọ - Tp Đà Lạt có diện tích đất trồng rau hoa sát ngay cạnh đập Lộc Quý nhưng lượng nước tưới cho vườn cây vẫn không đầy đủ là mấy. Nguyên nhân là đập Lộc Quý đã bị bồi lắng và nhiều năm nay không được tổ chức nạo vét và nâng cấp. Hiện nay mới đầu mùa khô đập đã cạn nước. Ông Hoàng cũng như bà con nông dân trong vùng rất mong mỏi một giải pháp lâu dài để có nguồn nước ổn định để phục vụ sản xuất.

Cùng với vùng sản xuất rau hoa thì vùng canh tác cây công nghiệp, cây ăn trái cũng cần nguồn nước phục vụ cây trồng trong mùa khô đang dần bước vào thời kỳ cao điểm này. Đối với huyện Đam Rông, địa phương trong những năm gần đây đã chuyển đổi nhiều diện tích trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao cũng đang tập trung nhiều giải pháp chống hạn cho cây trồng. Trong đó, nhiều nông dân đã chuyển sang áp dụng hệ thống tưới phun mưa như mô hình tại vườn sầu riêng này nhằm tiết kiệm lượng nước cần sử dụng mà vẫn đảm bảo độ ẩm cho cây.
 

 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 440 công trình thủy lợi. Trong đó có 227 hồ chứa; 19 trạm bơm; khoảng 1.200 km kênh mương, hầu hết đã được đầu tư xây dựng lâu năm. Và mới chỉ  chủ động cấp nước tưới cho khoảng cho khoảng hơ 60% đất canh tác. Trong lúc đó chỉ có 7 công trình hoạt động bền vững chiếm, 114 công trình hoạt động tương đối bền vững, 58 công trình hoạt động kém bền vững  và có đến 97 công trình không hoạt động, chiếm tỷ lệ hơn 35%. Nhiều diện tích đất nông nghiệp thu nhập thấp, không chuyển đổi được cây trồng vật nuôi do thiếu nguồn nước tưới. Nông dân phụ thuộc vào nước tự nhiên, hoặc nước giếng khoan đều không ổn định. Vì vậy, việc nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất và đáp ứng một phần nhu cầu nước sinh hoạt là rất bức thiết.
 


 
Để đáp ứng nhu cầu nước tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp đang ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trong năm 2023, Lâm Đồng phấn đấu tăng tỷ lệ diện tích gieo trồng được tưới năm đạt 68%, trong đó diện tích canh tác được tưới từ công trình thủy lợi đạt 50.000 ha, tăng 3000 ha so với năm 2022; diện tích tưới tiên tiến tiết kiệm nước đạt 48.500 ha; Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh là đạt 93%, trong đó có 33,9% được sử dụng nước sạch  của bộ y tế. Để đạt được mục tiêu trên, ngành chức năng Lâm Đồng  đang tổ chức rà soát đánh giá hiện trạng và đề xuất kế hoạch nâng cấp sữa chữa các công trình thủy lợi, nước sạch đã bị hư hỏng xuống cấp để đảm bảo phục vụ sản xuất, đời sống của người dân và an toàn công trình. Tập trung hoàn thành các thủ tục để triển khai các công trình đã được giao vốn, đặc biệt là các công trình trọng điểm Ta Hoét, Đông Thanh, Kazam; hệ thống kênh hồ Đạ Sị, Đạ Lây. Việc nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi là việc là hết sức cần thiết nhằm chứa nước phục vụ sản xuất vào mùa khô và cắt lũ cục bộ khi mùa mưa đến. Có như vậy mới có thể phát triển một nền nông nghiệp bền vững và đảm bảo sinh kế cho người dân.
Mai An

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Đà Nẵng : làm mới điểm đến đón khách mùa cao điểm hè

(Lamdongtv.vn)- Chuẩn bị vào mùa cao điểm du lịch hè, các địa phương có thế mạnh về du lịch đang nỗ lực nâng cấp điểm đến, làm mới sản phẩm và tăng cường quảng bá xúc tiến để thu hút khách trong nước và quốc tế. Trong đó, thành phố biển Đà Nẵng dự kiến tiếp tục là tâm điểm mùa hè năm nay với chuỗi hoạt động, sự kiện và sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa