Tin tức

An toàn môi trường học đường: Vấn đề cần quan tâm

Thứ hai, 03/04/2023 - 08:01

(Lamodngtv.vn) - An toàn môi trường học đường là một trong những nội dung trọng tâm mà ngành giáo dục Lâm Đồng đang triển khai thực hiện với 2 nội dung là: An toàn vệ sinh thực phẩm học đường, an toàn sức khỏe học sinh trong đó có nhà vệ sinh, chăm sóc y tế, giáo dục về nhân cách sống…

Tất cả góp phần làm cho môi trường giáo dục trở nên an toàn, lành mạnh

Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nổi cộm nhiều vấn đề cần được quan tâm, mục theo dòng thời sự sẽ phản ánh rõ hơn vấn đề trên.



 
Vụ việc này bắt đầu vào đầu tháng 9/2022, xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội, 2 học sinh Trường THCS-THPT Tây Sơn – TP Đà Lạt bị một nhóm học sinh trường khác đánh nhập viện. Thay vì hòa giải, em Y gọi cho anh trai của mình đến để đánh T dẫn đến phải nhập viện. Hay 1 trường hợp khác xảy ra vào cuối tháng 3/2023 liên quan đến an toàn thực phẩm: Một số đối tượng lạ mặt đứng trước cổng Trường THCS Nguyễn Du - TP Đà Lạt phát nước ngọt, kẹo, bánh miễn phí cho học sinh và rời ngay khỏi hiện trường, ngay sau đó đã có em ăn các thực phẩm này và bị đau bụng. Ngộ độc do ăn hạt của cạy ngô đồng; Những ngôi trường vẫn tồn tại nhà vệ sinh xuống cấp, gây khó khăn cho học sinh trong việc giải quyết nhu cầu cá nhân. Hệ thống bán trú tại các trường tiểu học đã được đầu tư nhưng do diện tích không đáp ứng được nên học sinh vẫn phải ngồi ăn tại các bán học, chỗ ngủ phải ghép các bàn học lại hoặc nằm trên thảm để dưới đất… Tất cả những vấn đề nêu trên vẫn còn tồn tại ngay trong môi trường học đường. 
 

 
Nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, thế nhưng nhiều năm trở lại đây, mỗi khi học sinh trường tiểu học Mê Linh muốn đi tiểu tiện thì điều đầu tiên vừa bước chân vào khu vực nhà vệ sinh là phải rụt chân, bịt mũi vì không dám bước vào bởi mùi hôi bốc ra từ khu vực nhà vệ sinh. Hiện trường có 4 nhà vệ sinh phục vụ cho trên 1.300 học sinh ở 29 lớp của 3 tầng lầu mà công trình trường học tại đây đã qua nhiều năm sử dụng, hệ thống thoát nước và hầm thải quá tải, xuống cấp…….. Trường hợp trên cũng dễ dàng bắt gặp tại trường THCS Quang Trung – Xã Lộc An – Huyện Bảo Lâm, khu nhà vệ sinh của trường qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp trầm trọng, diện tích chật hẹp, nhiều học sinh e ngại bước vào bên trong mỗi khi cần giải quyết nhu cầu vệ sinh.
 

 
Không riêng khu vực vệ sinh, việc học bán trú cho học sinh hiện nay nhiều trường vẫn đang khó khăn khi áp dụng mô hình này vào trường học để giải quyết nhu cầu cho phụ huynh khi gởi con em tại trường ăn, ngủ vào buổi trưa bởi quỹ đất không đáp ứng đủ nên nhiều trường như tiểu học Phan Như Thạch – TP Đà Lạt phải tận dụng sân chơi có mái che để làm nơi ăn cho học sinh và tại các phòng học kê các bàn học lại, thậm chí lót nệm dưới sàn nhà cho các con ngủ. Hay đến với trường mầm non Kim Đồng 1 – TP Bảo Lộc thì nhận định ban đầu là số lượng học sinh quá đông nhưng diện tích nhỏ hẹp phải ngồi chen với nhau. việc ăn, ngủ cho trẻ cũng là vấn đề cần bàn tình. 
 

 
Để giải quyết những vấn đề khó khăn về bán trú, nhà vệ sinh, được sự chỉ đạo của Ngành Giáo dục các huyện, thành phố, trường học đã linh động trong việc xử lý cơ bản trong điều kiện có thể. Tất cả hướng đến sự thoải mái cho học sinh để các em yên tâm học tập tốt.
Liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường, cứ vào đầu năm học, 157 trường THCS, 59 trường THPT và các cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đều triển khai các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng chống bạo lực học đường đến toàn thể học sinh. Không chỉ vậy, các trường phổ thông đều thành lập các câu lạc bộ, các phòng tham vấn học đường nhằm tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh chia sẻ những khó khăn, vướng mắt khi gặp phải những điều khó chia sẻ. Đồng thời, phòng giáo dục – đào tạo các địa phương đề nghị các trường thường xuyên kiểm tra tình hình trước cổng trường và thông báo với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh, học sinh tuyệt đối không nhận thực phẩm từ người lạ. Bộ phận y tế đường học cũng chủ động tuyên truyền các biện pháp chăm sóc sức khỏe bản thân và luôn chủ động trong mọi tình huống để giải quyết kịp thời những sự cố ngoài ý muốn.
Có thể thấy, để giải quyết cũng như đảm bảo an toàn môi trường học đường thì cần sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, nhất là Ngành giáo dục, đồng thời phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý giáo dục con trẻ, góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện-học sinh tích cực./.
 

 
Bích Thảo

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK