Tin tức

“Âm vang nhịp điệu cồng chiêng giữa đại ngàn”

Thứ năm, 08/02/2024 - 06:23

Lamdongtv.vn -Trong văn hóa truyền thống và tín ngưỡng đa thần của đồng bào Tây Nguyên thì cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ đơn thuần mà chứa đựng yếu tố tâm linh, tức là có linh hồn, cần được bảo vệ và tôn trọng. Người Tây Nguyên xem chiêng như máu thịt của mình.

Giữa đại ngàn, nơi đầu suối nguồn của vùng đất Đam Rông, tiếng cồng, tiếng chiêng như mang hơi thở của ngàn xưa vẫn đều đặn vang lên thông qua các buổi truyền dạy, trình diễn của đồng bào dân tộc M’Nông  trong mỗi một dịp quan trọng.
 
 

Tranh thủ nông nhàn những người M’Nông, nhánh dân tộc Cil của các bản làng tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông trong trang phục truyền thống đang say sưa luyện tập những điệu múa trên nhịp cồng chiêng trầm hùng của đồng bào dân tộc mình. Không chỉ chuẩn bị cho những lễ hội mừng lúa mới và sự kiện quan trọng của bản làng, âm vang nhịp điều cồng chiêng còn thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng trong dân cư.
 

Nhiều năm qua, nghệ nhân Cil Nếu, Chủ nhiệm CLB Cồng chiêng xã Đạ Tông, huyện Đam Rông luôn dành nhiều thời gian, tâm huyết để nỗ lực gìn giữ và truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Ở những lớp học đặc biệt ấy, ông có thêm cơ hội để truyền lửa đam mê và tình yêu đối với văn hóa cồng chiêng, duy trì bảo tồn giúp cho các thế hệ con cháu trong đồng bào dân tộc mình lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng này.
 
Cũng vì đam mê nên ông cha ta ai cũng múa được, cũng đánh được, ăn sâu vào từng bản làng. Xuất phát từ người M Nông phải biết đánh chiêng, đánh xoan, đan thổ cẩm nên tôi nghĩ rằng nếu mình không có trách nhiệm với con em mình thì sẽ mai một và mất đi
 
 
 
Theo các nghệ nhân, bộ chiêng sáu của người Cil có âm điệu khác so với chiêng sáu của người Mạ, người K’Ho. Trong tổng số mười hai bài chiêng của người Cil, có ba bài chiêng chính mà hầu như nghệ nhân cồng chiêng nào cũng phải thành thạo. Còn cách đánh của người M Nông ở các vùng cũng đa dạng, phong phú. Cồng chiêng rất có hồn, muốn điều khiển được chúng, phải hiểu chúng, coi chúng như là người bạn của mình vậy. Có như thế, hồn mình, hồn chiêng mới hòa vào nhau, đẩy lên những âm thanh da diết, trầm hùng.Thanh âm của cồng chiêng cũng được coi là sợi dây kết nối với thần linh, để gửi gắm những cầu nguyện, những mong mỏi của con người đến với thế giới tâm linh. Thế nhưng để gìn giữ, phục hồi đội cồng chiêng, múa xoan những người làm văn hóa cũng còn gặp nhiều khó khăn.
 
 Mỗi bộ cồng chiêng có sự khác biệt về cách đánh, điệu nhạc cũng như việc đánh. Ở Đắc Lắc thì họ đánh cồng có núm đùng dùi, còn ở đây thì chỉ đánh bằng tay thôi, riêng đám ma đám tang thì ko
  
Trong không khí hân hoan của đất trời, của lòng người, mỗi thôn, làng lại tưng bừng, rộn ràng trong tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng hát rộn rã của núi rừng Tây nguyên. Và những âm thanh sẽ thắt chặt thêm tình đoàn kết trong cộng đồng, động viên dân làng vươn lên trong cuộc sống với những ước vọng tốt đẹp cho tương lai./.
 
 Quang Hoạt - Hoàng Ái

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa Quảng cáo trang chủ, cột giữa OK TT