Tin tức

​Kon Tum : Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống

Chủ nhật, 03/12/2023 - 04:10

Kon Tum là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, độc đáo, đặc trưng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Thời gian qua, những di sản văn hóa luôn được địa phương giữ gìn và phát huy hiệu quả.


Xác định công tác bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, các cấp ngành trên địa bàn tỉnh dành nhiều nguồn lực trang bị cồng chiêng, trang phục, thiết bị âm thanh; hỗ trợ kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà rông...

Nhờ vậy, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.270 bộ cồng chiêng; có 434 nhà rông, trong đó hơn 180 nhà rông làm bằng vật liệu truyền thống. Với các thiết chế văn hóa truyền thống được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để bà con người DTTS sinh hoạt cộng đồng. Cùng với đó, các nghệ nhân tiếp tục truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Đến nay, tỉnh tổ chức trên 140 lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang.
 

Các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn có nhiều nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, rèn, đan lát, làm rượu cần, chế tác nỏ, chế tác các nhạc cụ âm nhạc truyền thống... Hiện nay, số người biết làm nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hơn 12.100 người. Có thể nói, nghề truyền thống có sự gắn kết chặt chẽ với những phong tục tập quán của các dân tộc. Do vậy, tỉnh Kon Tum triển khai nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm duy trì truyền nghề tại chỗ.
Đặc biệt, đẩy mạnh công tác kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống các DTTS tại chỗ. Riêng năm 2023 di sản văn hóa phi vật thể nghề dệt thủ công truyền thống, trang phục truyền thống của dân tộc Ba Na được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

Để bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng các DTTS trong xu thế hiện nay, bên cạnh gắn với hoạt động du lịch, tỉnh Kon Tum tổ chức nhiều hoạt động văn hóa quy mô lớn. Qua đó, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh, bản sắc văn hóa địa phương.

Di sản văn hóa truyền thống ngày càng khẳng định vai trò động lực của quá trình phát triển kinh tế, nhất là kinh tế du lịch. Đặc biệt, còn góp phần thể hiện thành phần dân tộc; tăng cường tinh thần đoàn kết; phát huy sự sáng tạo của cộng đồng các dân tộc./.
PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lamdongtv.vn - Cách đây 70 năm, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 , đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 của quân và dân ta, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ 9 năm, chấm dứt ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta cũng như trên toàn cõi Đông Dương.

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa