Lamdongtv.vn - Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh phối hợp với Trường THPT Chuyên Thăng Long Đà lạt tổ chức ngày thơ việt nam lần thứ XXII với chủ đề “Bản hòa âm Đất nước”.Tham dự có ông Phạm S – Phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban , ngành của tỉnh, các hội viên văn, nghệ, sĩ và thầy cô giáo, học sinh Trường THPT Chuyên Thăng long Đà Lạt.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 diễn ra trong không khí ấm cúng của những ngày xuân được các văn nghệ sỹ cũng như giáo viên, học sinh trường Trường THPT Chuyên Thăng Long Đà Lạt hào hứng đón nhận. trong sự xúc động và tự hào về một nền thi ca Việt Nam.
Tất cả tạo nên một ngày hội của thi ca, ngày hội để những người làm thơ và những yêu thơ được được gặp gỡ, tạo ngộ được kết nối với nhau trong không gian sáng tạo và nghĩa tình.
Mỗi năm Ngày thơ Việt Nam được tổ chức theo từng chủ đề khác nhau và mỗi chủ đề đều mang theo những thông điệp, ý nghĩa riêng gắn với các sự kiện chính trị văn hóa, quan trọng của đất nước. Năm nay với chủ đề “Bản hòa âm Đất nước” - đó là những bản hợp âm, những giai điệu thơ hòa quyện trong dòng chảy chung hợp thành bản hòa âm đất nước, tái hiện, hội nhập, tiếp bước nâng cao những giá trị của thi ca.
Đến dự và chung vui với các văn nghệ sĩ trong ngày thơ Nguyên Tiêu, ông Phạm S – Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đà Lạt là thành phố đặc biệt với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp tạo cảm hứng cho nhiều văn nghệ sĩ sáng tác trên các lĩnh vực, văn học nghệ thuật. Từ đó có trên 32 bộ phim, trên 300 bài hát, 1.500 – 1.700 bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và tình con người mảnh đất xinh đẹp này. Đặc biệt với danh xưng là Tp sáng tạo âm nhạc của UNESCO, Đà Lạt càng là tiền đề cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật được phát triển.
Trước những lợi thế này, Phó chủ tịch UBND Phạm S kêu gọi các văn nghệ sĩ, nhà thơ tiếp tục kế thừa những di sản quý báu của nên thơ ca cách mạng Việt Nam, tiếp tục là ngòi bút sáng tạo nhiều tác phẩm hay, chân thực có giá trị cao phục vụ đời sống của nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế cac hội của địa phương – đất nước.
Năm 2024 với những kiện chính trị quan trọng đề nghị các văn nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật sáng tác nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa phục vụ nhu cầu của người dân, tỉnh đồng hành hỗ trợ các văn nghệ sĩ…. Có thể thấy, ngày thơ Việt Nam qua 22 lần tổ chức ở quy mô cả nước vào ngày rằm Nguyên Tiêu đã thực sự trở thành một lễ hội tao nhã, tôn vinh các giá trị nhân văn sâu sắc, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo công chúng yêu văn học. Đây cũng là hoạt động nhằm tôn vinh những giá trị của thơ, của văn hóa Việt Nam, gắn kết nhà thơ và công chúng yêu mến thơ, tạo động lực và cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ trẻ hiện nay tạo nên nhiều tác phẩm thi ca đầy giá trị./.
Lô Thanh