Tin tức

Vĩnh Long : Nhiều giải pháp xuống giống tập trung vụ Hè Thu ứng phó với hạn mặn

Chủ nhật, 14/04/2024 - 05:14

Vụ lúa Hè Thu năm 2024, toàn tỉnh Vĩnh Long dự kiến xuống giống khoảng 35.000 héc ta lúa, chia làm 3 đợt từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 5. Thời điểm hiện tại, nông dân tại các địa phương trong tỉnh đang làm đất và xuống giống tập trung đợt 2.

 
 
 
 Đây là đợt xuống giống với diện tích lớn nhất với khoảng 25.000 hec ta trải đều ở các địa phương trong tỉnh. Ngành nông nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch mùa vụ từ sớm, đồng thời tuyên truyền để người dân chủ động các giải pháp lấy nước ngọt để xuống giống tập trung “né rầy”, “né mặn”, đảm  bảo hiệu quả canh tác.

Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm là một trong những địa phương chịu tác động của hạn mặn. Đặc biệt, thời điểm chuẩn bị dọn đất để xuống giống, trên các sông lớn đã ghi nhận độ mặn nên các địa phương đóng cống ngăn mặn. Nhờ chủ thực hiện việc nạo vét mở rộng các tuyến kênh nội đồng để tăng khả năng trữ nước ngọt nên địa phương đã cơ bản cung cấp nước cho người dân sử dụng để bơm tát vào ruộng. Đối với các diện tích chuẩn bị xuống giống ở sâu trong nội đồng, bị hạn chế nguồn nước, địa phương cũng thông báo người dân tích cực chuẩn bị, ngay khi  độ mặn giảm, cống Vũng Liêm mở sẽ tranh thủ lấy nước ngọt phục vụ việc xuống giống.
 
        Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, vụ lúa Hè Thu năm 2024, toàn tỉnh có kế hoạch xuống giống 35.000 héc ta, chia làm 3 đợt. Trong đó, đợt 2 là 25.000 hec ta, xuống giống từ 19/3 đến 18/4, đây là đợt xuống giống chính, phân bố hầu hết tại các địa phương trong tỉnh; đợt 3 là 6.000 hec ta, xuống giống từ 1/5 đến 31/5, phân bố ở vùng trung tâm, vùng trũng, vùng có nguy cơ nhiễm mặn, vùng chưa chủ động bơm tát và vùng chưa có đê bao hoàn chỉnh.

Ngành nông nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch mùa vụ từ sớm, đồng thời tuyên truyền để người dân chủ động các giải pháp để xuống giống tập trung “né rầy”, “né mặn”, đảm  hiệu quả canh tác.

 
    Ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long lưu ý người dân, thời điểm đầu vụ, nắng nóng xảy ra, đặc biệt là khan hiếm nước nên cỏ dại có điều kiện phát triển, các đối tượng dịch hại nhiều hơn. Thời điểm cuối vụ, bước vào mùa mưa, lúa dễ đổ ngã hoặc mắc các bệnh... nông dân nên áp dụng các chế độ canh tác IPM, IPHM để quản lý các đối tượng dịch hại hiệu quả, giảm chi phí đầu tư để đạt năng suất và lợi nhuận cao./.
 
PHÒNG THỜI SỰ

Thích và chia sẻ bài viết qua

Nhập bình luận của bạn:

Ý kiến bạn đọc (0)

Quảng cáo trang nội dung, cột giữa OK